Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng...

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn

Câu hỏi :

Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. ( Trích Truyện Kiều, Ngữ văn 9, Tập một) Câu hỏi: Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên

Lời giải 1 :

Tâm trạng của Thúy Kiều được thể hiện qua bút pháp tả cảnh ngụ tình. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tranh tâm trạng. Trước hết là hình ảnh cánh buồn thấp thoáng nơi của bể chiều hôm, một ánh buồn nhỏ nhoi đơn độc giữa biển nước mênh mông gợi lên thân phận nhỏ bé, cô đơn, gợi nỗi nhớ nhà nhớ quê của Kiều. H/ả hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn về thân phận trôi nổi lênh đênh vô địch giữa sóng nước, cuộc đời của cô không biết sẽ trôi về đâu và bị vùi dập ra sao. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” là một hình ảnh nhân hóa, biểu hiện tâm trạng của con người. Lòng người buồn nên nhìn đâu cũng thấy buồn; nỗi buồn của Kiều như thấm vào cảnh vật khiến cho cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng. Trong văn học từ xưa tới nay, màu sắc xanh thường khiến chúng ta nghĩ tới màu của sự sống, của sự sinh sôi bất diệt. Nhưng cũng có trường hợp, màu xanh có khi trở thành màu sắc của bi kịch con người. Nếu như những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ, bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động. Đó là âm thanh dữ dội của gió, của sóng; gió làm cho mặt biển tung lên những con sóng ồ ạt đập vào bờ mà phát ra tiếng kêu. Nhưng quan trọng, tiếng sóng ấy không đơn thuần là những con sóng thực ở ngoài biển khơi mà đó còn là con sóng lòng của tâm trạng. Điệp khúc “buồn trông” ở những câu thơ trên kết đọng, tích tụ rồi dồn đẩy xuống câu thơ cuối khiến cho nỗi buồn ngày càng trở nên chồng chất như lớp lớp sóng trào. Đồng thời, tiếng sóng “ầm ầm” dữ dội ấy cũng chính hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời Kiều, đổ ập xuống đôi vai gầy yếu của một cô gái trẻ đáng thương và tội nghiệp. Vì thế lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo lắng, sợ hãi như đang rơi vào vực thẳm một cách bất lực. Qua việc phân tích ở trên, chúng ta thấy đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ hay, đặc sắc và thành công nhất trong Truyện Kiều về nghệ thuật miêu tả, khắc họa thế giới nội tâm nhân vật và nghệ thuật "tả cảnh ngụ tình". Qua đoạn thơ chúng ta thấy được tâm trạng, cảnh ngộ cô đơn, đáng thương, tội nghiệp và tấm lòng thủy chung son sắt với người yêu, hiếu thảo với cha mẹ của nàng Kiều, một con người tài hoa mà bạc mệnh!

~~Chúc bn học tốt~~

Nhớ vote 5 sao + Trái tim siu to ( Cảm ơn ) và Lựa chọn câu trả lời hay nhất cho mk nếu thấy câu trả lời hữu ích nhé.

Thảo luận

-- Thanks bn nha^^

Lời giải 2 :

        Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất, thành công nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Tám câu thơ cuối được coi là tuyệt bút, thần bút đã diễn tả nỗi buồn của Thúy Kiều bằng những cảnh thiên nhiên làm nền cho hoạt động nội tâm của nhân vật. “Buồn trông cửa bể chiều hôm/ Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”. Đây là một hình ảnh gợi nhớ thương da diết quê hương và gia đình: con thuyền với cánh buồm thấp thoáng trong ánh hoàng hôn nơi cửa bể không chỉ gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương mà còn gợi thân phận lênh đênh trôi dạt của Kiều không biết đến bao giờ mới trở về đoàn viên sum họp với gia đình”. Nhìn một ngọn nước mới sa, trên đó bập bềnh cánh hoa trôi man mác khiến cho Kiều thêm buồn, buồn bởi cái thân phận bập bềnh chìm nổi, vô định của mình “Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu?”. Cánh hoa mỏng manh yếu đuối lại chìm nổi giữa ngọn nước đang ào ào tuôn chảy chắc chắn là không đủ sức chống đỡ sức mạnh tàn phá của thiên nhiên. Tiếp đến là nội cỏ rầu rầu giữa chân mây mặt đất toàn một màu xanh trải xa tít tăp như nỗi buồn thương, bi thương vô vọng kéo dài không biết đến bao giờ. Nó như cái tương lai mịt mờ đang hiện ra trước mắt Kiều không thể nào xác định được. Ngọn cỏ rầu rầu là ngọn cỏ không đủ sức vươn lên cũng giống như Kiều mà thôi: “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”. Hai câu thơ cuối tả một thiên nhiên dữ dội với gió cuốn mặt duềnh, với tiếng sóng ầm ầm, bủa vây, bao quanh Thủy Kiều khiến cho nàng sợ hãi. Âm thanh “ầm ầm” được đảo lên đầu câu không chỉ là âm thanh của tiếng sóng, tiếng gió, của đất trời mà còn là âm thanh của cuộc đời bão táp mưa sa đã, đang và sẽ đổ ập xuống cuộc đời nàng - một kiếp người nhỏ bé trong một xã hội đầy rẫy những bất công phi lí. Kiều muốn trốn chạy mọi nỗi buồn nhưng không thể thoát và khi nỗi buồn dâng lên đến tột đỉnh, nó trở thành nỗi tuyệt vọng, sợ hãi trong lòng nàng. Thật đáng thương kiếp hồng nhan giữa mênh mông hoang vắng. Có thể nói, cảnh vật qua đôi mắt Kiều đã được tô đậm liên tiếp dồn dập qua điệp ngữ “buồn trông” lặp lại đến bốn lần tạo âm hưởng trầm buồn dài lê thê và diễn đạt được nỗi buồn bao la mán mác. Với bút pháp tài hoa, độc đáo trong nghệ thuật tả cảnh ngụ tỉnh và trong việc sừ dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học với con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, Nguyễn Du đã khắc họa một bức tranh tâm cảnh phong phú, sinh động mà mỗi lời thơ trong đoạn trích như có máu và nước mắt.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK