Câu 1:
a,
Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:
b,
Trong tác phẩm này, tác giả đã ngồi trên thuyền khi đi dọc theo dòng sông.
- Đây là vị trí rất thích hợp vì: Người quan sát có thể thấy được những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. Vừa quan sát được viễn cảnh – lại vừa nhìn được cận cảnh như những thước phim quay chậm. Cận cảnh được tái hiện qua tâm trạng của người trong cuộc từ sự náo nức, nôn nao lúc bắt đầu cuộc hành trình: “Thuyền rẽ sóng bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp” để thả hồn đắm say vào những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng kì thú. Với những ngàn dâu bạt ngàn đến tận những làng xa tít “ những chân cây cổ thụ” hùng vĩ uy nghi “ những thác nước dựng đứng phòng lên từ trên cao xuống” đến sự cảm phục ngưỡng mộ về sự “ oai linh và hùng vĩ” của con người khi vượt qua thác dữ.
Câu 2:
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.
Câu 1:
-Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả của tác giả có sự thay đổi như thế nào theo từng chặng thuyền:
+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm,thơ mộng,không gian mở ra rộng lớn,phóng khoáng.
+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột“ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”.
+Đến đoạn vượt thác thì tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình.
Câu 2:
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc,sức mạnh lớn lao,kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên,tư thế làm chủ đất Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ,nao núng. Trong cuộc vượt thác này,có lẽ dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả,khắc họa nổi bật.Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên,vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm.Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát,vừa gợi cảm,nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát,tư thế,ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” –một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc,vững chắc,là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”,ấy là cái tư thế hào hung,không hề nao núng của con người trước thiên nhiên.Hơn nữa,sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắng,kiên cường.Hành động rút sào,thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm,dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng,vượt thác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK