Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya .Dàn ý chi tiết dưới đây sẽ giúp các bạn triển khai các ý để viết thành một bài văn hoàn chỉnh
Mở bài
Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.Người đã lèo lái con thuyền cách mạng đưa đất nước đến bến bờ tự do và hạnh phúc. Ngoài ra, Người còn là còn một nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước.Trong những án văn thơ bất hữu ấy,độc giả Việt Nam không quên bài thơ “Cảnh khuya” là một trong những tác phẩm thơ tiêu biểu của Người.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Thân bài
Hai câu thơ đầu:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
`->` Tả cảnh chiến khu Việt Bắc
Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc:
+ Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người.
+ Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Bác đá điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối.
Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ lồng
Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc( HS có thể vận dụng liên hệ những câu thơ,cũa tác giả khác vào:Ví dụ: Bài thơ: Bài Côn Sơn ca-Nguyễn Trãi.Từ đó,cho thấy trong thơ Bác vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại).
Hai câu thơ cuối :
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
`->` Tâm trạng của nhà thơ
+ Điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả
+ Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước, đây lại là tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
(HS vận dụng liên hệ bài thơ: “ Không ngủ được” của Bác để thấy tình cảm của Bác luôn lo lắng cho vận mệnh nước nhà.Khi đất nước còn bóng giặc ngoại xâm thì Bác không có giấc ngủ trọn vẹn và bình yên)
Kết bài
Có thể nói bài thơ: Cảnh khuya qua ngồi bút tài hoa của Bác,với chất liệu ngôn ngữ văn chương đã thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc. Đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Sau khi học xong bài thơ mở ra trong em về hình ảnh vị chủ tịch,vị cha già đáng kính cả cuộc đời cống hiến cho dân,cho nước.Với chúng em là thế hệ trẻ hôm nay sẽ quyết tâm học tập và làm theo lời Bác,xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Bài làm:
Trên bầu trời văn học Việt Nam, có rất nhiều ngôi sao sáng.Thế nhưng có 1 ngôi sao sáng đã đem lại cho nền văn học Việt Nam những án văn hay và bất hủ. Đó là nhà Hồ Chí Minh. Bài thơ mà em thích nhất của Bác mà em thích nhất là bài Cảnh khuya.
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Đến với bài thơ, ở hai câu thơ đầu:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’’
Ta cảm nhận được cảnh thiên nhiên thơ mộng tiếng suối như tiếng hát đã khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng. Cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình người. Nó mang một cảm giác thanh bình. Có lẽ không gian đó yên ắng lắm, mọi người, mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, thì Bác mới có thể lắng nghe được tiếng suối từ sau khe núi vọng về. Nhưng dưới ngòi bút và tâm hồn lãng mạn của chủ tịch Hồ Chí Minh, thì nó nghe như tiếng hát, lời hát ngọt ngào, quen thuộc gần gũi. Bất chợt Bác nhìn lên bầu trời và nhìn thấy được một cảnh tượng thật đẹp.Vẻ đẹp cổ kính của cây cổ thụ được ánh trăng trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh khung cảnh Tây Bắc lúc đó .
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Nhưng chỉ đọc thôi hai câu thơ đầu đâu thể hiểu được hết cái hay của bài thơ cũng như nỗi niềm, tâm trạng của Bác. Nên tiếp theo là hai câu thơ cuối ta sẽ cảm nhận được rằng: cảnh trí thiên nhiên thật đẹp, nó đẹp đến nỗi có thẻ làm người ta mất ngủ vì mất nó. Vẻ đẹp thật có hồn và điều đó làm cho Bác có nhiều tâm sự, đêm đã khuya mà Bác vẫn chưa ngủ. Nhưng lí do Bác không ngủ lại là vì một lí do khác, nó cao cả và đáng để Bác không ngủ. Cái chưa ngủ không phải đơn thuần là khó ngủ, đi ngắm cảnh thiên nhiên. Mà thực chất là do Bác khó ngủ, vì nghĩ nhiều về “ nỗi lo cho nước nhà. Đọc câu thơ lên ai nấy đều cảm phục trước một người con vĩ đại của dân tộc, một người tận tâm, hết mực yêu nước thương dân, trong khi mọi vật, mọi người đã nghỉ ngơi thì Bác vẫn đang phải lo lắng, nghĩ suy để đưa ra giải pháp nào tốt nhất cho quân ta giành thắng lợi, đất nước sớm được độc độc lập, tự do để người dân nước Việt Nam được sống trong độc lập, tự do, hạnh phúc.
Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt rất hay và đẹp. Qua bài thơ này, ta có thể thấy đuợc nét đẹp của thiên nhiên cũng như tâm trạng của tác giả. Có thể nói bài thơ: Cảnh khuya qua ngồi bút tài hoa của Bác,với chất liệu ngôn ngữ văn chương đã thể hiện sống động bức tranh thiên nhiên trong đêm khuya ở núi rừng Việt Bắc. Đồng thời phác họa thành công bức chân dung của người chiến sĩ cách mạng yêu nước, hết lòng lo lắng cho vận mệnh của đất nước. Sau khi học xong bài thơ mở ra trong em về hình ảnh vị chủ tịch,vị cha già đáng kính cả cuộc đời cống hiến cho dân,cho nước.Với chúng em là thế hệ trẻ hôm nay sẽ quyết tâm học tập và làm theo lời Bác,xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Cảnh khuya” được Bác viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Bài thơ đã thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Đêm khuya nơi núi rừng hoang sơ, Người lắng nghe thấy âm thanh của tiếng suối chảy róc rách. Tiếng suối được so sánh “trong như tiếng hát” - gợi lên một âm thanh thật nhẹ nhàng, trong trẻo giống như tiếng hát vang vọng lại giữa nơi núi rừng vắng vẻ. Tiếp đến đó là khung cảnh núi rừng dưới ánh trăng. Trăng trong thơ ca vốn đã quá quen thuộc. Ta đã từng bắt gặp ánh trăng nhớ về quê hương của nhà thơ Lý Bạch:
Đứng trước cảnh đẹp của thiên nhiên Việt Bắc, Bác đã phải thốt lên đây là một cảnh thật hiếm có, giống như một bức tranh của một người nghệ sĩ tài hoa. Nhưng ở bức tranh thơ mộng đó, con người hiện lại lên với những nỗi niềm trăn trở. Người “chưa ngủ” có phải vì khung cảnh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng. Điều ấy khiến cho nhà thơ qua say mê trước vẻ đẹp đó mà quên rằng đêm đã về khuya. Hay phải chăng Người “chưa ngủ” là vì “lo nỗi nước nhà”? Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Bác cũng nghĩ đến sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nỗi lo âu được bộc lộ rất tự nhiên, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đã gợi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước của Bác. Đối với Người, non sông đất nước tươi đẹp này không thể rơi vào tay giặc. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.
Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ. Quả thật, đây chính là một trong những bài thơ mà tôi yêu thích nhất của Bác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK