Câu 1: Các biện pháp tu từ từ vựng:
- Biện pháp so sánh:
+ Được sử dụng khi muốn miêu tả hay đối chiếu sự vật, sự việc này có nét tương đồng với sự vật hay sự việc khác nhằm tăng sức gợi hình, tăng sức biểu cảm cho bài văn.
+ Cấu trúc so sánh thường hay gặp nhất có dạng: A là B, A như B hay bao nhiêu ... bấy nhiêu.
+ Có 2 loại so sánh thường gặp: so sánh ngang bằng (A như B) hay so sánh không ngang bằng (A so với B hơn hay kém)
- Biện pháp nhân hóa:
+ Là biện pháp dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
+ Có ba kiểu nhân hóa thường gặp:
- Biện pháp ẩn dụ:
+ Là biện pháp dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
+ Các cách dùng biện pháp ẩn dụ:
- Biện pháp hoán dụ: Là biện pháp dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Biện pháp điệp ngữ:
+Là biện pháp dùng từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
+ Các dạng điệp ngữ thường gặp:
- Biện pháp chơi chữ: Là biện pháp lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.
- Biện pháp nói quá: Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Biện pháp nói giảm, nói tránh:
+ Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, giảm mức độ để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự, tránh cảm giác phản cảm và tránh thô tục, thiếu lịch sự.
+ Biện pháp này có tác dụng tăng nhận thức và sự biểu cảm trong diễn đạt.
- Biện pháp tương đối phản lập: Là biện pháp tu từ dùng từ ngữ biểu thị khái niệm đối lập nhau cùng để xuất hiện trong một ngữ cảnh, để làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng được miêu tả.
-Phương pháp biểu đạt chính: Miêu tả, biểu cảm, tự sự.
-Biện pháp nghệ thuật:
+ Nhân hóa "Trăng nhòm"
_ Tác dụng: Nhân hóa trăng có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết mức gắn bó, thân thiết, trở thành tri ân, tri kỉ từ lâu.
+ Điệp từ "ngắm"
_ Tác dụng: Điệp ngữ hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK