Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ có...

Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng? “Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa Bay trên sóng xanh." (Trích

Câu hỏi :

Câu 1: Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng? “Biển giấu mặt trời Sáng ra mới thả Quả cầu bằng lửa Bay trên sóng xanh." (Trích trong bài thơ “Buổi Sáng” -Lam Giang) Câu 2: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “… Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm. … Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.” (Trích bài thơ “Quê hương” - Đỗ Trung Quân) a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ? b) Xác định nội dung của đoạn thơ? c) Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? d) Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì? Câu 3: Chỉ ra những câu đặc biệt và câu rút gọn trong các câu sau , khôi phục lại thành phần bị rút gọn a, Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ b, Đẹp quá! Bức tranh em tôi vẽ tất cả đượm màu trù phú.Không có cái cảm giác héo tàn , hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Câu 4: Xác định thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong mỗi câu sau: -Trong lớp , một số bạn chưa tích cực học tập. -Vì lười biếng tôi bị ở lại lớp. -Để có kết quả tốt , chúng ta phải tích cực học tập . -Vào đêm trước ngày khai trường , tôi rất hồi hộp.

Lời giải 1 :

Câu 1

- BPNT nhân hóa " Biển giấu, thả"

-> Tác dụng: Hình ảnh biển nhân hóa như người, giấu cả mặt trời, chỉ thả vào buổi sáng mai, như thả cả niềm tin, ánh sáng của hy vọng vào mỗi buổi bình minh. Đánh thức cả vạn vật muôn loài

- BPNT so sánh " mặt trời"- Quả cầu bằng lửa

-> Tác dụng: hình ảnh mặt trời trở nên kì vĩ hơn, mạnh mẽ hơn.sức nóng của tự nhiên khiến người đọc liên tưởng tới sức mạnh, ý chí vươn lên của tuổi trẻ thời đại ngày nay.

Câu 2

a, PTBĐ: Biểu cảm

b, Nội dung: Bài thơ là những cảm nhận riêng của tác giả về quê hương: quê hương là những gì gần gũi, giản dị gắn bó với đời sống và tâm hồn của mỗi chúng ta. Bài thơ còn là lời nhắn gửi một thông điệp: quê hương là cội nguồn, là sự gắn bó máu thịt với chúng ta, nêu ai quên quê hương mình thì không thể trưởng thành

c, BPTT so sánh: Quê hương là vòng tay ấm, Quê hương là đêm trăng tỏ, Như là chỉ một mẹ thôi

 Điệp cấu trúc : " Quê hương..."

-> Tác dụng: tạo nhịp điệu, tạo cho lời thơ tha thiết, giàu hình tượng. Nghệ thuật so sánh độc đáo nhằm khảng định sự duy nhất của quê hương. Những hình ảnh thơ cho ta thấy quê hương không phải là những gì lớn lao mà là những kỉ niệm gắn bó với quá trình trưởng thành của mỗi con người vì vậy quê hương giản dị nhưng rất đỗi thiêng liêng.

d, Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp: phải biết yêu lấy, quý trọng và nhớ tới quê hương bởi quê hương là cả tuổi thơ và quê hương chỉ có một mà thôi

Câu 3

a, Câu rút gọn: Dừng chân bên xóm nhỏ

-> khôi phục : Cháu dừng chân bên xóm nhỏ

b, Câu rút gọn: Đẹp quá! Không có cái cảm giác héo tàn , hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

-> khôi phục: - Bức tranh đẹp quá!

                      - Bức tranh ấy không có cái cảm giác héo tàn , hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông.

Câu 4

- Trong lớp: chỉ nơi chốn

- Vì lười biếng: chỉ nguyên nhân

- Để có kết quả tốt: chỉ mục đích

- Vào đêm trước ngày khai trường: chỉ thời gian

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK