Phạm Ngũ Lão là một danh tướng đời Trần nổi tiếng văn võ song toàn. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược, Phạm Ngũ Lão dưới trướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần quan trọng tạo nên hào khí Đông A của thời đại. Tuy nhiên nhắc đến Phạm Ngũ Lão, người ta không chỉ nhớ đến ông là một võ tướng mà còn biết đến ông như một nhà thơ. Trong đó, Thuật Hoài (Tỏ lòng) là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Phạm Ngũ Lão.
Bài thơ Thuật hoài được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Qua bài thơ, Phạm Ngũ Lão đã nói lên khát vọng của tuổi trẻ trong xã hội phong kiến đương thời, nỗi lòng mong muốn được cống hiến cho đất nước, chủ nghĩa anh hùng yêu nước và khí thế của quân dân nhà Trần lúc bấy giờ.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Trong hai câu thơ đầu, tác giả đã tập trung diễn tả vẻ đẹp của người tráng sĩ Đông A:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Bằng cách miêu tả trực tiếp, Phạm Ngũ Lão đã xây dựng lên con người mang vẻ đẹp của thời đại: gân guốc, mãnh liệt, tràn đầy sức sống của những trang nam nhi - chiến binh đang xả thân vì đất nước.
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” theo dịch nghĩa tức là “Cầm ngang ngọn giáo giữ gìn non sông đã mấy thu”. So với bản dịch thơ “Múa giáo non sông trải mấy thu” thì bản dịch thơ chưa lột tả hết vẻ kiêu hùng trong tư thế của người lính đứng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Dáng vẻ cầm ngang ngọn giáo tạo tư thế vững chãi, hiên ngang như một bức tượng đồng, uy nghi vững chãi. Còn “múa giáo” lại mang lại vẻ rộn ràng, chuyển động. Ý thơ “cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông” phác họa lên hình ảnh người tráng sĩ sánh ngang cùng vũ trụ, nổi lên trên giang sơn, sông núi, sừng sững vững chãi suốt mấy mươi năm. Có thể nói, câu thơ đầu tiên đã khắc họa thành công bức tượng đài người tráng sĩ bảo vệ đất nước, một vẻ đẹp hiên ngang tiêu biểu cho hào khí thời Trần.
Tiếp theo, câu thơ thứ hai “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”, ở đây tác giả sử dụng thành ngữ "khí thôn ngưu đẩu" để thể hiện khí thế chiến đấu không gì có thể ngăn cản được của quân dân nhà Trần. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật thậm xưng để đem sức mạnh của quân dân ta sánh ngang, thậm chí vượt qua được cả sức mạnh của vũ trụ, át cả ngôi sao sáng trên trời. Câu thơ có sử dụng biện pháp thậm xưng để làm nổi bật được vẻ đẹp của người dũng sĩ nhà Trần, nâng tầm vẻ đẹp đó sánh ngang cùng với vũ trụ.
Xuất thân là một danh tướng dày dạn kinh nghiệm, sau trở thành một danh tướng khi còn rất trẻ. Phạm Ngũ Lão cũng như bao chàng tráng sĩ khác, mang trong mình lí tưởng cao đẹp, bảo vệ đất nước, "trung quân ái quốc" và khát khao được ghi tên mình vào sử sách "lưu danh hậu thế". Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão cũng là tư tưởng lớn ta dễ bắt gặp trong thơ văn cổ, như bài Chí làm trai của Nguyễn Công Trứ có nói: “Làm trai đứng ở trong trời đất? Phải có danh gì với núi sông". Bởi vì khát vọng lớn lao ấy nên khi chưa trả hết nợ công danh thì sẽ tự lấy làm hổ thẹn:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch thơ:
Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
Vũ Hầu tức là Khổng Minh, một vị quân sự tài ba thời Tam Quốc nhiều phen lập được chiến công lớn khiến sử sách ngàn đời sau còn vang danh.
Phạm Ngũ Lão đã nhìn vào những đấng anh hùng, kiệt tướng lớn trong lịch sử, soi mình vào đó để phấn đấu. Lấy chữ "thẹn" làm động lực để tiếp tục tiến lên, nhìn gương người đi trước mà noi theo. Câu thơ thể hiện niềm khát vọng của tác giả nói riêng và những chàng trai thời bấy giờ nói chung, đó chính là khát vọng được cống hiến, được góp phần bảo vệ non sông gấm vóc. Chính khát vọng này đã tạo nên hào khí Đông A lẫy lừng trong lịch sử.
Thuật Hoài của Phạm Ngũ Lão tuy chỉ có bốn câu thơ ngắn gọn nhưng hàm súc, lời thơ đanh thép, sử dụng hình ảnh độc đáo. Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh người tráng sĩ hiên ngang, đồng thời nêu cao tinh thần đem sức mình dâng hiến, bảo vệ tổ quốc. Thuật Hoài không chỉ là “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão nói riêng mà còn là tinh thần, ý chí đại diện cho cả một dân tộc, cả thời đại nhà Trần nói chung. Chính những tráng sĩ, những danh tướng như Phạm Ngũ Lão đã làm nên những chiến công hiển hách, chiến thắng quân Nguyên Mông bảo vệ tổ quốc. Trải qua nhiều thế kỷ, nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ Thuật Hoài, ta vẫn có thể thấy được những âm vang, hào hùng của cả một thời đại trong lịch sử.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK