Trang chủ Sinh Học Lớp 6 Đg cần gấp ai giúp mik nhanh và đúng nhất...

Đg cần gấp ai giúp mik nhanh và đúng nhất mik hứa sẽ vote cho 5 sao câu hỏi 3012891 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Đg cần gấp ai giúp mik nhanh và đúng nhất mik hứa sẽ vote cho 5 sao

image

Lời giải 1 :

Đáp án + Giải thích các bước giải:

 1) Cấu tạo của tế bào thực vật gồm có :

1. Thành tế bào

Đây là lớp ngoài cùng của tế bào thực vật bao quanh màng sinh chất và là thành phần cứng nhất trong cấu trúc tế bào. Nó có cấu trúc phức tạp và có nhiều chức năng khác nhau, từ bảo vệ tế bào đến điều hòa chu kỳ sống của sinh vật thực vật.

2. Màng tế bào 

Đây là lớp bảo vệ bao quanh mọi tế bào và ngăn cách nó với môi trường bên ngoài. Nó nằm ở vị trí bên trong thành tế bào và được tạo thành từ các lipid (chất béo) và protein phức tạp. Ngoài chức năng bảo vệ tế bào bên trong, nó còn điều chỉnh sự di chuyển của các phân tử vào và ra khỏi tế bào.

3. Tế bào chất

Tế bào chất là một dung dịch nước đặc, chứa các bào quan. Các chất như muối, chất dinh dưỡng, chất khoáng và enzym  (các phân tử tham gia vào quá trình trao đổi chất) được hòa tan trong tế bào chất.

4. Nhân tế bào

Nhân tế bào là ‘trung tâm điều khiển’ của tế bào. Nó chứa axit Deoxyribonucleic (DNA) , vật chất di truyền chỉ đạo mọi hoạt động của tế bào. Chỉ tế bào nhân thực mới có nhân (số nhiều cho  nhân ), tế bào nhân sơ thì không. 

5. Ribosome

Đây là những cấu trúc vòng nhỏ tạo ra protein. Chúng được tìm thấy trong tế bào chất hoặc nằm trong lưới nội chất.

6. Lưới nội chất 

ER là một hệ thống màng bao gồm các túi gấp và đường hầm. ER giúp di chuyển các protein bên trong tế bào cũng như xuất chúng ra bên ngoài tế bào. Có hai loại lưới nội chất.

7. Lưới nội chất thô 

Lưới nội chất thô được bao phủ bởi các ribosome.

8. Lưới nội chất trơn: không có ribosome

9. Bộ máy Golgi

Bộ máy Golgi là bộ phận phân phối và vận chuyển các sản phẩm hóa học của tế bào. Nó điều chỉnh các protein và chất béo được xây dựng trong lưới nội chất và chuẩn bị chúng để xuất ra ngoài tế bào.

10. Ty thể 

 Đây là cỗ máy quan trọng của của tế bào. Nó chuyển đổi năng lượng dự trữ trong thức ăn (đường và chất béo) thành các phân tử giàu năng lượng mà tế bào có thể sử dụng (gọi tắt là Adenosine triphosphate  –  ATP  ).

11. Không bào

Đây là những ngăn lớn có màng bao bọc để chứa các chất thải độc hại cũng như các sản phẩm hữu ích như nước. 

12. Lục lạp

Lục lạp chứa một sắc tố màu xanh lục có tác dụng giữ ánh sáng mặt trời và chuyển nó thành đường bằng một quá trình gọi là quang hợp. Đường là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật và động vật ăn chúng.

13. Lysosome 

Lysosome là trung tâm tiêu hóa của tế bào, sản xuất ra nhiều loại enzyme khác nhau có khả năng phân hủy thức ăn và tái chế các thành phần bị bào mòn hoặc chết của tế bào.

2) Tế bào thực vật khác tế bào động vật ở chỗ : tế bào thực vật có lục lạp để quang hợp còn tế bào động vật thì không có.

3) Cơ thể thực vật không có bộ xương như động vật nhưng vẫn đứng vẫn bởi vì : nhờ có thành tế bào ở thế bào thực vật có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

4) Một số bệnh do virus gây nên ở người và sinh vật là : bệnh cúm, hô hấp, đường ruột

5) Vải trò của virus là : virus có vai trò quan trọng nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học ( interferon, thuốc kháng sinh, vaccine ). Trong nông nghiệp virus còn được sử dụng sản xuất thuốc trừ sâu. Thuốc trừ sâu sinh học không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác như thuốc trừ sâu hóa học. 

Tác hại của virs là : gây bệnh cho con người, cây cối, thiên nhiên và động vật.

 6) Phòng bệnh do vi khuẩn và virus gây nên là : đeo khẩu trang khi ho hắt hơi, phải bỏ kim tiêm khi truyền máu hoặc lấy máu, nếu mẹ có bệnh thì không nên sinh con haowcj pahir đảm bảo biện pháp phòng bệnh. 

$#nguyenthivan42$

Thảo luận

Lời giải 2 :

Giải thích các bước giải:

1) - Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào

- Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp

- Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Không bào : chứa dịch tế bào 

2)Giống nhau là đều được cấu tạo từ 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất với các bào quan, nhân rõ ràng (có màng nhân) 

Khác nhau: 

+ Tế bào động vật: không có thành xenlulôzơ, không có lục lạp, có trung thể, không bào nhỏ giữ vai trò không quan trọng. 

+ Tế bào thực vật: có thành xenlulôzơ, có lục lạp, không có trung thể, không bào lớn giữ vai trò quan trọng.

3)Thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng vì nhờ có thành tế bào ở thế bào thực vật có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào.

 4)Bệnh cúm,Viêm họng,Cảm lạnh,Bệnh viêm gan do virus,Bệnh AIDS do HIV gây ra,...

5)Lợi ích của vi khuẩn:
- Phân hủy xác động, thực vật thành muối khoáng để cây sử dụng.
- Góp phần hình thành than đá, dầu mỏ.
- Có ích trong công nghiệp và nông nghiệp.
Tác hại của vi khuẩn:
- Gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng.
- Gây thối rữa, làm hỏng thức ăn.
- Làm ô nhiễm môi trường.

6)Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng chống lại virus xâm nhập, vệ sinh sạch sẽ các vật dụng trong nhà, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, ăn chín uống sôi, ...

Chúc bạn làm bài tốt

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK