Câu 1:
a.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của quá trình đổi mới, thể hiện ở ba mặt chủ yếu: chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành:
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng còn biến động.
- Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
- Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ:
+ Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế trọng điểm.
+ Trên cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
b.
Điều kiện tự nhiên:
- Nước ta còn có nguồn lao động dồi dào 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu người.
Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km
- Có 4 ngư trường lớn: Hải Phòng-Quảng Ninh, quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, Ninh Thuận-Bình Thuận- Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau- Kiên Giang.
- Nguồn lợi hải sản rất phong phú. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 – 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm 1,9 triệu tấn.
- Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 100 loài tôm, rong biển hơn 600 loài,...
Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng hải sản.
- Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch... có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt. (0,25đ)
Điều kiện kinh tế xã hội
Dân cư có nhiều kinh nghiệm có truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
Cơ sở vật chất được chú trọng
Thị trường trong và ngoài nước có nhu cầu lớn
- Chính sách của Đảng và nhà nước đang có tác động tích cực tới ngành thủy sản
* Khó khăn:
- Chịu ảnh hưởng thiên tai.
- Dịch bệnh , môi trường bị ô nhiễm và suy thoái.
- Vốn đầu tư lớn trong khi ngư dân phần nhiều còn khó khăn.
- Hệ thống các cảng cá chưa chưa đáp ứng được yêu cầu
- Một số vùng biển môi trường bị suy thoái nguồn lợi hải sản bị suy giảm
Cần chuyển hướng đánh bắt xa bờ và đẩy mạnh nuôi trồng vì:
+ Hải sản ven bờ bị cạn kiệt
+ Môi trường ven bờ bị ô nhiễm
+ Đánh bắt xa bờ để góp phần tăng sản lượngvừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển- đảo đất nước.
Câu 2:
a.
Sự phân bố tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
- Công nghiệp khai thác nhiên liệu: Trung du và miền núi Bắc Bộ (than), Đông Nam Bộ (dầu, khí).
- Công nghiệp luyện kim: ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Công nghiệp hoá chất: Trung du và miền núi Bắc Bộ (sản xuất phân bón, hoá chất cơ bản) và Đông Nam Bộ (sản xuất phân bón, hoá dầu).
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: ở nhiều địa phương, đặc biệt ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
Nhân tố quan trọng nhất là nguồn lao động (con người). Vì chí không quá cao và hiện nay nguồn lao động trí thức đã tăng lên và tăng hiệu suất lao động.
b.
Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta vì:
Nước ta có dân số đông ( khoảng 96,46 triệu người – năm 2019), cơ cấu dân số trẻ nên nguồn lao động dồi dào. Tuy nhiên, nền kinh tế hiện nay còn chưa phát triển, số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp hoặc thiếu việc làm còn cao.
Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến, tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị tương đối cao.
+Nếu như người lao động không có việc làm thì sẽ không có thu nhập. Việc này sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, còn dễ xảy ra các vấn đề xã hội phức tạp.
Vì vậy, giải quyết việc làm luôn là quyết sách hàng đầu trong việc phát triển nền kinh tế nước ta.
Tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta hiện nay chủ yếu do nền kinh tế phát triển còn chậm. Nền sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người lao động.
Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị. Từ đó, tạo ra nhiều việc làm cho lao động.
Cần tăng cường việc hợp tác, liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Có thể xây dựng thêm các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
Cần phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước. Mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Nhờ đó, họ có thể tự tạo ra công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng, thuận lợi hơn.
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK