câu 5 :
Trùng giày
Trùng giày là động vật đơn bào đã có sự phân hóa thành các bộ phận như nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp. Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ,...) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định, Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh nuôi cơ thể. Chất bã được thải ra ngoài lỗ thoát ở thành cơ thể.
Sinh sản
Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang, trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp. Chúng phân đôi trung bình gần 1 lần mỗi ngày. Quá trình tiếp hợp xảy ra có thể kéo dài tới 12 giờ ở điều kiện 16 độ C.
Nơi sống
Trùng giày sống ở những váng cống rãnh hoặc những váng nước đục. Mỗi khi đời sống gặp khó khăn (khô hạn hay thiếu thức ăn), trùng đế giày có khả năng tiết nướcthừa, thu nhỏ cơ thể lại, tiết ra lớp vỏ bọc gọi là hóa bào xác. Trong bào xác, chúng tồn tại rất lâu và có cơ hội được gió cuốn đi để phát tán đến những môi trường mới thích hợp hơn trước..
Di chuyển
Trùng giày bơi rất nhanh trong nước nhờ lông bơi, vừa tiến vừa xoay.
câu 6 :
Cấu tạo:
_ Có chân giả ngắn.
_ Không có không bào.
Dinh dưỡng:
_ Ký sinh ở thành ruột.
_ Thực hiện qua màng tế bào.
_ Nuốt hồng cầu.
Nơi sống:
_ Sống kí sinh ở thành ruột người.
Sinh sản:
_ Bằng cách phân đôi liên tiếp.
biện pháp phòng chống
1. Thực hiện vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống nước đã đun sôi.
2. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh.
3. Sử dụng nước sạch, giữ vệ sinh nguồn nước công cộng.
4. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi, xử lý phân, tuyệt đối không dùng phân tươi bón rau.
5. Khi có các dấu hiệu nhiễm bệnh (đau bụng, sốt), cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
câu 7 :
Trùng sốt rét
Trùng sốt rét kí sinh trong hồng cầu
- Nơi sống và cấu tạo:
+ Sống kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi Anophen.
+ Kích thước nhỏ.
+ Cơ thể không có cơ quan di chuyển.
+ Không có các không bào.
- Dinh dưỡng:
+ Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
+ Thực hiện quan màng tế bào.
- Lối sống: Dị dưỡng, sống kí sinh
- Sinh sản; Vô tính
- Các biện pháp phòng bệnh sốt rét:
Để khỏi mắc bệnh sốt rét cần tránh muỗi đốt, mọi người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
Thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi. Đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh sốt rét.
Buổi tối khi làm việc phải mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt, có thể sử dụng nhang xua muỗi.
Cần vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi như phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, sắp xếp vật dụng trong nhà ngăn nắp, sạch sẽ, quần áo phải được xếp gọn gàng không nên treo hay móc quần áo trên tường làm chỗ cho muỗi đậu, vv...
Những người đi làm ở vùng rừng núi cần mang theo màn để ngủ, trước khi đi nên đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về từ vùng rừng núi nên đến cơ sở y tế để được khám, xét nghiệm, nếu có bị sốt rét sẽ được điều trị kịp thời.
Khi thấy các triệu chứng của bệnh sốt rét như: rét run, sốt nóng sau đó vã mồ hôi hoặc cảm thấy ớn lạnh, gai rét, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
câu 8 :
* Thủy tức :
– Cấu tạo : Thành cơ thể có hai lớp , lớp ngoài là tế bào thần kinh , tế bào gai , tế bào mô bì cơ , lớp trong là tế bào mô cơ tiêu hóa.
– Di chuyển : theo kiểu sâu đo , lộn đầu , bơi .
– Dinh dưỡng : thủy tức bắt mồi bằng tua miệng , sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể .
– Sinh sản : sinh sản vô tính , sinh sản hữu tính .
câu 9 ;
câu 10 ;
Hải quỳ:
- Hải quỳ gồm nhiều loài khác nhau, đa số cơ thể có hình trụ, nhiều màu sắc.
- Cấu tạo của hải quỳ:
+ Cơ thể hình trụ, kích thước khoảng 2cm – 5 cm, có thân và đế bám.
+ Lỗ miệng có nhiều tua miệng xếp đối xứng nhau và có màu rực rỡ như cánh hoa.
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, trên thân có tế bào gai tự vệ và bắt mồi.
San hô:
- San hô có nhiều hình dạng khác nhau, màu sắc đa dạng.
- Cấu tạo của san hô: San hô sống thành tập đoàn, mỗi cá thể của tập đoàn có cấu tạo gồm:
+ Lỗ miệng
+ Tua miệng
- Khi dùng xilanh bơm mực tím vào một lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô ta thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. Nhờ có sự liên thông này nên cá thể này có thể kiếm thức ăn nuôi cá thể kia.
- Lớp ngoài cơ thể san hô tiết ra được lớp đá vôi dạng đế hoa để làm phần giá đỡ cho cơ thể sống trùm lên trên làm cho nửa trên cử động được còn nửa dưới bất động dính lại với nhau tạo lên bộ xương đá vôi.
câu 11 :
* Sán lá gan :
- Nơi sống : kí sinh ở gan, mật trâu, bò và người
- Cấu tạo : cơ thể dẹp, đối xứng hai bên, ruột phân nhánh
- Di chuyển : bộ phận di chuyển tiêu giảm và giác bám phát triển
- Dinh dưỡng : hút chất dinh dưỡng của vật chủ, chưa có hậu môn
- Vòng đời : trứng => ấu trùng có lông bơi => ( chui vào) ốc ruộng => ấu trùng có đuôi => kết kén bám vào cây thủy sinh => trâu, bò ( gan , mật )
câu 12 :
* Giun đũa :
- Cấu tạo :
+ Có hình trụ dài 25 cm
+ Thành cơ thể có biểu bì cơ dọc phát triển
+ Chưa có khoang cơ thể chính thức
+ Ống tiêu hóa thẳng , có lỗ hậu môn
+ Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc
+ Có lớp cuticun , làm căng cơ thể
- Di chuyển : hạn chế , cơ thể cong duỗi , chui rúc
- Dinh dưỡng : hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều
- Vòng đời : trứng giun theo phân ra ngoài , gặp ẩm và thoáng khí , phát triển thành dạng ấu trùng trong trứng. Người ăn phải trứng giun ( qua rau sống, quả tươi,.......) , đến ruột non, ấu trùng chui ra, vào máu, đi qua gan, tim, phổi , rồi về lại ruột non lần thứ hai mới chính thức kí sinh ở đấy
câu 14 :
Đặc điểm : giun đất thường sống ở đất ẩm thường chui lên mặt đất vào ban đêm để kiếm ăn
Cấu tạo : gồm vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt ; lỗ sinh dục cái ở mặt bụng đai sinh dục ; lỗ sinh dục đực ở dưới lỗ sinh dục cái
Di chuyển : nhờ sự giun giãn và cơ thể kết hợp với các vòng tơ mà giun di chuyển được
Dinh dưỡng : hô hấp qua da, thức ăn hấp thụ qua thành ruột vào máu
Sinh sản : giun đất lưỡng tính, khi sinh sản chúng ghép đôi. Trứng được thụ tinh phát triển trong kén để thành giun non
câu 15 :
câu 16 :
+ đỉa
Cấu tạo :
-2 đầu có giác bám
-Có nhiều ruột rịt để.hút và chứa máu hút từ vật chủ
+ rươi
Cấu tạo :
-Cơ thể phân đốt
-Chi bên có tơ phát triển
-Đầu có mắt, khứu giác và xúc giác
câu 17 :
* Cấu tạo:
1. Vỏ trai:
- Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở lưng.
- Dây chằng ở bản lề đàn hồi cùng 2 cơ khép vỏ.
- Gồm 3 lớp:
+ Lớp sừng ở bên ngoài.
+ Lớp đá vôi ở giữa.
+ Lớp xà cừ ở bên trong.
2. Cơ thể trai:
- Cấu tạo:
+ Áo trai tạo thành khoang có ống hút và ống thoát.
+ Ở giữa: mang.
+ Ở trong: thân trai, chân trai (chân rìu).
- Bộ phận đầu tiêu giảm.
* Dinh dưỡng
- Thức ăn: vụ hữu cơ, động vật nguyên sinh
- Dinh dưỡng kiểu thụ động nhờ 2 đôi tấm mang
- Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng
- Hô hấp qua 2 đôi tấm mang
* Sinh sản:
- Cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái
- Đến mùa sinh sản, trai cái nhận tinh trùng của trai đực chuyển theo dòng nước vào để thụ tinh.
- Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ à trứng được bảo vệ và ấu trùng không bị động vật khác ăn mất, đồng thời ở đâu giàu dưỡng khí và thức ăn
- Ấu trùng bám vào mang và da cá một vài tuần nữa rồi mới rơi xuống bùn để phát triển thành trai trưởng thành à di chuyển đến nơi xa nhằm phát tán nòi giống, tăng cường lượng oxi và được bảo vệ
câu 18 :
câu 20 :
Câu 1.
-Tập tính của mực:
+Bắt mồi và đưa vào miệng bằng tua miệng
+Phun hỏa mù từ túi mực khi bị tấn công
- Tập tính của ốc sên:đào hốc sâu và đẻ trứng
câu 21 :
* Tôm sông :
+) Cấu tạo ngoài :
- Cơ thể chia làm 2 phần
+) Phần đầu ngực : có 2 đôi râu, một đôi mắt kép, một đôi càng, 4 đôi chân bò.
+) Phần bụng : có 5 đôi chân bơi và các tấm lái, bao bọc cơ thể tôm là lớp vỏ kitin có chức năng bảo vệ và là chỗ bám cho các cơ.
+) Lớp vỏ :
- Có chứa các sắc tố làm tôm có màu sắc giống như màu sắc của môi trường sống.
+) Di chuyển :
- Bằng 3 cách :
+ Bò
+ Bơi bằng 5 đôi chân bơi
+ Bơi giật lùi
+) Dinh dưỡng :
+ Dị dưỡng
+ Kiếm ăn lúc chập tối hoặc vừa sáng
+ Ăn cả sinh vật sống lẫn sinh vật chết
+) Sinh sản
+ Hữu tính
+ Tôm thụ tinh ngoài, đẻ trứng
+ Trứng được giữ lại ở trên chân bơi .
câu 22 :
câu 23 :
câu 24 :
câu 25
*Tập tính
a, Chăng lưới:
-Chăng dây tơ khung
- Chăng dây tơ phóng xạ
-Chăng các sợi tơ vòng
-Chờ mồi
b,Bắt mồi
-Nhện ngoạm chặt mồi, chích nọc độc
-Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi
-Trói chặt mồi rồi treo vào lưới để một thời gian
-Nhện hút dịch ở con mồi
câu 26 :
câu 27 :
câu 28 :
*Cấu tạo của châu chấu :
Cơ thể chia làm 3 phần :
+Đầu : có 1 đôi râu , mắt kép , cơ quan miệng. …
+Bụng : gồm nhiều đốt , mỗi đốt có 1 lỗ khí.
+Ngực
*Cách dinh dưỡng của châu chấu :
+Miệng khỏe , sắc : châu chấu gặm chổi và ăn lá cây. Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hoá nhờ enzim do ruột tịt tiết ra.
+Khi châu chấu sống, bụng luôn phập phồng. Đó là động tác hô hấp, hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng.
*Cách sinh sản của châu chấu :
+ Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống .Trứng đẻ dưới đất thành ổ.
+Châu chấu non nở ra đã giống trưởng thành nhưng nhỏ, chưa đủ cánh, phải sau nhiều lần lột xác mới trở thành con trưởng thành. ( Biến thái không hoàn toàn )
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK