Trang chủ Sinh Học Lớp 7 Câu 1. Phân biệt động vật với thực vật. Câu...

Câu 1. Phân biệt động vật với thực vật. Câu 2. Tế bào động vật gồm những thành phần nào? Câu 3. Môi trường sống, hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của

Câu hỏi :

Câu 1. Phân biệt động vật với thực vật. Câu 2. Tế bào động vật gồm những thành phần nào? Câu 3. Môi trường sống, hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh. Câu 4. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình. Câu 5. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày. Câu 6. Nơi sống, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng kiết lị, các biện pháp phòng chống bệnh kiết lỵ. Câu 7. Nơi sống, cấu tạo, dinh dưỡng, sinh sản của trùng sốt rét, các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét. Câu 8. Môi trường sống , hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức. Câu 9. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển của sứa. Câu 10. Hình dạng cấu tạo của hải quỳ và san hô. Câu 11. Nơi sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và vòng đời của sán lá gan. Câu 12. Nơi sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản và vòng đời của giun đũa. Câu 13. Các biện pháp phòng chống giun sán kí sinh. Câu 14. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất. Câu 15 năm. Các đại diện của giun đốt, lối sống, vai trò của giun đốt. Câu 16 . Đặc điểm cấu tạo của đỉa và rươi. Câu17. Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trai sông. Câu 18. Đặc điểm cấu tạo của ốc sên, mực, bạch tuộc. Câu 20. Tập tính của ốc sên và mực. Câu 21. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của tôm sông. Câu 22. Các đại diện của lớp giáp xác, các đặc điểm khác của chúng. Câu 23. Vai trò của giáp xác. Câu 24. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo của nhện. Câu 25. Tập tính của nhện. Câu 26. Các đại diện của nhện, môi trường sống, lối sống . Câu 27 . Vai trò của người nhện, các biện pháp phòng chống các hình nhện gây hại. Câu 28. Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản của châu chấu.

Lời giải 1 :

1. Phân biệt động vật với thực vật:

Cấp độ tế bào: Tế bào động vật ko có thành tế bào bằng Xenlulozo,ko có diệp lục ( Trừ một số ít động vật bậc thấp)

Ở cấp độ cơ thể: động vật dị dưỡng,có khả năng di chuyển,có hệ thần kinh và giác quan.

2.Tế bào động vật gồm những thành phần nào?

Tế bào động vật gồm có: Màng tế bào,Chất nguyên sinh và nhân.

3.Môi trường sống, hình dạng, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng roi xanh.

Trùng roi sống trong nước: ao,hồ,đầm,ruộng kể cả các vũng nước mưa.

Hình dạng: Là một cơ thể đơn bào có chứa diệp lục.

Di chuyển nhờ roi.

Dinh dưỡng:

Trùng roi xanh sống tự dưỡng và dị dưỡng.

Hô hấp: trao đổi khí qua màng tế bào.

Bài tiết: Nhờ không bào co bóp

Sinh sản:

Trùng roi sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc.

Câu 4. Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình.

Môi trường sống: ao tù hay các hồ nước lặng.

Cấu tạo: là cơ thể đơn bào đơn giản nhất gồm:

Chất nguyên sinh lỏng.

Nhân

Không bào tiêu hóa

Không bào co bóp

Di chuyển bằng chân giả ( Do dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành).

Dinh dưỡng:

- Trùng biến hình là loài dị dưỡng, chúng chủ động bắt mồi và tiêu hóa mồi.

- Trùng biến hình bắt mồi và tiêu hóa mồi qua 4 giai đoạn:

+ Lập tức hình thành chân giả thứ 2 vây lấy mồi

+ Vùng tiếp cận mồi lõm vào

+ Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.

+ Không bào tiêu hóa tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hóa.

- Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hóa nội bào

- Sự trao đổi khí (lấy ôxi, thải CO2) được thực hiện qua bề mặt cơ thể.

- Nước thừa được tập trung về không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ở bất kì vị trí nào trên cơ thể.

 Sinh sản

Khi gặp điều kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ…), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.

Câu 5: Môi trường sống, hình dạng cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trùng giày.

Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hóa thành nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đảm nhận chức năng sống nhất định.

1. Cấu tạo và di chuyển

- Phần giữa cơ thể là bộ nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ thể là rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.

- Trùng giày di chuyển theo kiểu vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi.

2. Dinh dưỡng

Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ…) được lông bơi dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hóa. Sau đó không bào tiêu hóa rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hóa biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

3. Sinh sản

Trùng giày có 2 cách sinh sản là sinh sản vô tính phân đôi theo chiều ngang và sinh sản hữu tính hay còn gọi là tiếp hợp.

Trùng giày tiếp hợp

MONG BẠN VOTE CHO MIK 5 SAO VÀ CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT!

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Bạn ơi trang trả lời của mik bị lỗi nên chỉ ghi đc từng này thui ,rùi ko ghi được nữa!

Sorry Sorry

                                                                                                #Hoidap247

                                                                                           #quynggphuongds2

 

Thảo luận

-- Trang trả lời của mik bị lỗi ở cuối chỉ cho giới hạn từng đó nên mik chỉ ghi được vậy thui à. Sorry very muchh!
-- Xin ctlhn và 5 sao ạ

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK