Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 – NGỮ VĂN 7 Câu...

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 – NGỮ VĂN 7 Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng: Ôi, em Thủy! tiếng kêu s

Câu hỏi :

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 – NGỮ VĂN 7 Câu 1. Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của chúng: Ôi, em Thủy! tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp. (Khánh Hoài) Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa. (Hà Đình Cẩn) Câu 2. Tìm câu rút gọn, khôi phục lại thành phần bị lược bỏ và nhận xét tác dụng của việc rút gọn ấy trong đoạn văn sau: Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường… (Băng Sơn) Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải… (Xuân Diệu) Câu 3. Tại sao trong thơ, tục ngữ, ca dao lại hay sử dụng kiểu câu rút gọn? Câu 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích). Câu 5. Viết đoạn văn khoảng 10 câu, nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ Một mặt người bằng mười mặt của. Trong đoạn văn có sử dụng trạng ngữ và một câu đặc biệt (gạch chân và chú thích).

Lời giải 1 :

Câu 1:

-Câu đặc biệt:

+Ôi, em Thủy ! - bộc lộ cảm xúc bất ngờ

+Đêm trăng. - xác định thời gian sảy ra sự việc trong đoạn

Câu 2:

+ Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

→ Chúng ta ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…

→ Tác dụng: câu ngắn gọn, thông tin nhanh.

+ Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải…

→ Phượng nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt…  phượng nhớ một trưa hè gà gáy khan… phượng nhớ một thành xưa son uể oải…

→ Tác dụng: câu ngắn gọn, thông tin nhanh và tránh lặp lại từ ''phượng'' nhiều lần trong câu.

Câu 3:

-Vì trong thơ, tục ngữ, ca dao ngụ ý chỉ hành động, đặc điểm của chung mọi người.

Câu 4:

      Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Với câu tục ngữ ''Thương người như thể thương thân. Trong cuộc sống của chúng ta, khó khăn là điều không tránh khỏi. Mỗi người phải gặp khó khăn thì mới tự tìm được hướng giải quyết và rút ra kinh nghiệm qua những cách ứng xử chưa phù hợp. Không chỉ tập cho chúng ta thấy những người nào quan tâm ta, đoàn kết giúp đỡ khi mình gặp khó khăn. Thương người cũng chính là tự thương bản thân mình. Cũng giống như trong gia đình, nếu một ai bị bênh thì các thành viên khác đều lo lắng, chăm sóc cho người bệnh ấy. Bởi vì, họ biết yêu thương nhau, để đến lúc có chuyện thì người khác sẽ giúp lại ta.

Thảo luận

Lời giải 2 :

câu 1:

*)câu đặc biệt:

-ôi,em Thủy ⇒thể hiện thái độ ngạc nhiên sửng sốt của cô giáo khi nhìn thấy Thủy,

-Đêm trăng ,Biển yên tĩnh,⇒để miêu tả quang cảnh về đêm đẹp thơ mộng ,nên thơ.

câu 2:

*)câu rút gọn:

-ăn chuối xong là...ra cửa ,ra đường ,..

⇒sửa :một số người ăn chuối xong là...ra đường,...

-nhớ người sắp xa,còn...uể oải...

⇒sửa :phượng xui ta nhớ người sắp xa,còn đứng trước mặt....uể oải

câu 3:

-để câu trở nên ngắt gọn dễ hiểu

-tránh lặp từ

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK