MB:
Thương thay thân phận chìm nổi lênh đênh cùng với tấm lòng trong trắng,son sắt của người phụ nữ thời phong kiến. "Bà chúa thơ Nôm"-Hồ Xuân Hương đã sáng tác bài thơ Bánh trôi nước. Chỉ với vài câu từ mộc mạc, đơn xơ chứa chan tình cảm đã lôi cuốn người đọc người nghe bằng sự miêu tả chiếc bánh dân gian xoay quanh vẻ đẹp thuần khiết của người phụ nữ.
KB:
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Bn ui thân bài mik bị bí gòi có j mik làm mik gửi bn sau nha. Bn cần gấp lắm ko?
Bài làm:
Có nhận xét cho rằng Hồ Xuân Hương là một trong những gương mặt nổi bật trên văn đàn Việt Nam. Mặc dù sự nghiệp văn chương rất thành công nhưng Hồ Xuân Hương lại phải trải qua một cuộc đời nhiều bất hạnh, chính những nỗi đau ấy đã giúp bà viết lên tác phẩm "Bánh trôi nước" - một bài thơ tuy ngắn ngủi nhưng lại gói gọn cả cuộc đời người phụ nữ thời phong kiến. Vậy bài thơ ấy có điều gì mà lại khiến ta có cảm nhận về số phận éo le, bất hạnh của người phụ nữ xưa?
Người phụ nữ xưa mang nét đẹp về vẻ bề ngoài lẫn tâm hồn. Hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã phần nào khắc họa lên những nét đẹp của họ. Điều đặc biệt là tác giả đã lấy những đặc điểm của bánh trôi để miêu tả người phụ nữ như vừa trắng lại vừa tròn để nói lên vẻ đẹp hình thức của người phụ nữ cũng như để làm nổi bật vẻ đẹp về tâm hồn của người phụ nữ trong những câu thơ tiếp theo.Người phụ nữ xưa tài sắc vẹn toàn, sống theo luật lệ tam tòng tứ đức. Dù người phụ nữ có đẹp đến đâu, đức hạnh đến mấy cũng khó có thể thoát kiếp "bảy nổi ba chìm". Đó là một cuộc đời truân chuyên, lênh đênh, chìm nổi, phải gánh chịu nhiều bất công của quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Họ không được quyền quyết định cuộc đời mình. Người phụ nữ không được học hành cũng không được tham gia bàn bạc quyết định mọi việc từ lớn đến nhỏ, từ cuộc đời mình đến việc nhà việc nước. Có thể thấy, thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến bị gò bó cả về tinh thần lẫn thể xác. Không những thế, người phụ nữ còn phải chịu đựng kiếp sống bị lệ thuộc, không được làm chủ cuộc đời mình “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” bởi quan niệm về nhà chồng phải nghe theo lời của chồng, của cha mẹ chồng chứ không được quyết định điều gì cả. Dù họ có cố gắng đòi tiếng nói, dù cố gắng cự nhưng cái tiềm thức trọng nam khinh nữ đã ăn quá sâu vào tiềm thức của người Việt Nam xưa. Thế nhưng, mặc dù cuộc đời phải trải qua chìm nổi, bấp bênh, không có tiếng nói riêng nhưng người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng thủy chung, son sắt "mà em vẫn giữ tấm lòng son". Họ vẫn giữ nét đẹp trong trắng của tâm hồn không gì có thể làm cho mờ đục.
Qua bốn câu thơ, ta đã thấy được số phận bị chèn ép, không có tiếng nói nhưng dù trong bất kể hoàn cảnh nào, người phụ nữ vẫn vẹn nguyên lòng thủy chung. Hơn hết, ta thấy sự cảm thông trước số phận của người phụ nữ thời phong kiến của Hồ Xuân Hương.
NL: Vì là môn ngữ văn nên xin phép không viết dài, bởi văn là viết theo cảm xúc và cảm nhận từng người. Có gì bạn thêm bớt ý. không ưng báo mình sửa ạ.
Xin hn ạ.
@Enk
#BTS
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK