Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 SUẤT CƠM CỦA BÀ Một tối cuối năm, trời rất...

SUẤT CƠM CỦA BÀ Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy h

Câu hỏi :

SUẤT CƠM CỦA BÀ Một tối cuối năm, trời rất rét, thấy một bà cụ đang ngồi quạt ngô nướng bên bếp lò, tôi liền dừng xe đạp mua một bắp. Tôi ăn gần hết thì thấy hai cậu bé. Cậu lớn một tay xách hộp cơm, một tay cầm cái bát với đôi đũa, chạy ào tới hỏi: - Bà ơi, bà đói lắm không? Bà cụ cười: - Bà quạt ngô thì đói làm sao được! Hai đứa ăn cả chưa? - Chúng cháu ăn rồi. Bà cụ nhìn vào hộp cơm, hỏi: - Các cháu có được ăn thịt không? Đứa nhỏ nói: - Ăn nhiều lắm. Mẹ cho chúng cháu ăn chán thì thôi. Bà cụ quát yêu: "Giấu đầu hở đuôi. Mấy mẹ con ăn rau để bà ăn thịt. Bà nuốt sao nổi." Bà xới lưng bát cơm, nhai nuốt nhệu nhạo với mấy cọng rau. Rồi bà xới lưng bát cơm đầy, đặt lên miếng thịt nạc to cho đứa cháu nhỏ. Đứa em lấm lét nhìn anh. Anh lườm em "Xin bà đi." Bà đưa cái hộp cơm còn ít cho đứa anh. Đứa lớn vừa đưa hai tay bưng lấy cái hộp, vừa mếu máo: - Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? Bà cụ cười như khóc: - Bà bán hàng quà thì bà ăn quà chứ bà chịu đói à! Tôi đứng vụt lên. Lúc đạp xe thấy mặt buốt lạnh mới hay là mình cũng đã khóc. (Theo Nguyễn Khải) Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng (Câu 1 đến câu 5) 1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà ? A. Bà ơi, cháu thương bà lắm. C. Sao bà ăn ít thế? Bà ốm hả bà? B. Bà ơi, bà đói lắm không? D. Cả B và C đều đúng. 2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình ? A. Lưng bát cơm với mấy cọng rau. B. Một bát cơm đầy với một miếng thịt nạc to. C. Phần cơm còn lại trong hộp sau khi hai đứa cháu đã ăn xong. D. Bà ăn hết suất cơm 3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến? A. Vì bà muốn nhường cho hai cháu. B. Vì bà bị ốm. C. Vì bà đã ăn quà rồi. D. Vì bà không đói 4. Vì sao tác giả đã khóc? A. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau. B. Vì thấy tội nghiệp cho bà cụ già. C. Vì trời buốt lạnh. D. Vì thương bà 5. Điền chữ thích hợp để có câu thành ngữ, tục ngữ? A. ...... kính ......nhường. C. ........ sư ........ đạo. B. Môi ...... răng ........ D. Đói cho ....., rách cho ......... 6. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm: a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm ...................cao. b) Cô giáo hiệu trưởng.............chúng tôi rất yêu thương học sinh. 7. Xác định từ loại của từ được in nghiêng trong mỗi câu sau: Mẹ tôi rất yêu thương các con. ...................................................... 8. Tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa với từ đoàn kết. Đặt câu với từ trái nghĩa tìm được. ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... 9. Thay quan hệ từ in đậm trong câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng: Cây bị đổ nên gió thổi mạnh. ….………………………………………………………………………………… 10. Trong câu: “ Hoa chăm học thực sự, đó là điểm mạnh của bạn ấy” từ “ đó” thay thế cho từ ngữ nào dưới đây? A. Hoa B, chăm học C, thực sự D. điểm mạnh 11. Xác định TN, CN, VN trong câu sau: Chiều nào về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều cảm nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc. Trạng ngữ là:……………………………………………………………………………. Chủ ngữ là:……………………………………………………………………………… Vị ngữ là:………………………………………………………………………………..

Lời giải 1 :

1. Những câu nói nào trong bài thể hiện sự quan tâm của cháu đối với bà ?

D. Cả B và C đều đúng.

2. Bà cụ chọn ăn những gì trong suất cơm của mình ?

A. Lưng bát cơm với mấy cọng rau.

3. Vì sao bà cụ không ăn hết suất cơm hai đứa cháu mang đến?

A. Vì bà muốn nhường cho hai cháu.

4. Vì sao tác giả đã khóc?

A. Vì cảm động trước tình cảm ba bà cháu dành cho nhau.

6. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm:

a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm ..... cao.

b) Cô giáo hiệu trưởng.............chúng tôi rất yêu thương học sinh.

( Tớ xl tớ không biết làm ạ :(( )

7. Xác định từ loại của từ được in nghiêng trong mỗi câu sau:

- Mẹ tôi rất yêu thương các con.

Không gạch thì giải thích từng bộ phận luoon nha.

Mẹ tôi : Đại từ

rất yêu thương : chỉ tình cảm 

các con: đại từ

8. Tìm từ trái nghĩa, đồng nghĩa với từ đoàn kết. Đặt câu với từ trái nghĩa tìm được.

Từ trái nghĩa: chia rẽ

Từ đồng nghĩa : đùm bọc

Đặt câu: - Chúng ta không nên chia rẽ lẫn nhau

9. Thay quan hệ từ in đậm trong câu bằng quan hệ từ khác để có câu đúng:

Cây bị đổ nên gió thổi mạnh.             

Vì gió thổi mạnh nên cây bị đổ.

10. Trong câu: “ Hoa chăm học thực sự, đó là điểm mạnh của bạn ấy” từ “ đó” thay thế cho từ ngữ nào dưới đây?

B, chăm học

11. Xác định TN, CN, VN trong câu sau:

Chiều nào về đến đầu phố nhà mình, Hằng cũng đều cảm nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc.

Trạng ngữ là: Chiều nào về đến đầu phố nhà mình

Chủ ngữ là: Hằng

Vị ngữ là: cũng đều cảm nhận ra ngay mùi thơm quen thuộc.

Thảo luận

-- câu 5 đâu bn

Lời giải 2 :

Câu 5 trên kính nhường dưới, Môi hở răng lạnh, tôn sư trọng đạo ,Đói cho sạch, rách cho thơm câu 6 Trời bây giờ trong vắt thăm thẳm và cao, cô giáo hiệu trưởng của chúng tôi rất yêu thương học sinh

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK