1. Mở bài:
- Hình ảnh những con người Việt Nam đa đi vào thơ ca với những phẩm chất cao đẹp: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kì máu lửa, đi sâu tìm tòi, khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của con người. Tôi nhớ mãi một Tnú, cụ Mết trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành; chú Năm, chị Chiến, anh bộ đội tên Việt trong Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thỉ.
- “Rừng xà nu” và “Những đứa con trong gia đình” đều là hai tác phẩm xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng ở miền Nam vào những năm 60 của thế kỉ trước. Qua hai tác phẩm, ta thấy được vẻ đẹp của con người Việt Nam được thể hiện rất rõ nét. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước Sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên, nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua.
2 Thân bài:
a. Giới thiệu chung:
+ Mỗi nhà văn thường có một vùng đất riêng, với Nguyễn Trung Thành đó là Tây Nguyên. Ông đã có rất nhiều những tác phẩm viết về mảng đề tài này, đặc biệt là hình ảnh của những con người bất khuất, kiên cường nơi núi rừng Tây Nguyên. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất trong sáng tác của Nguyễn Trung Thành là truyện ngắn Rừng xà nu. Truyện ngắn Rừng xà nu được nhà văn Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, in trong tập “Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Tác phẩm là câu chuyện về dân làng Xô Man trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Nguyễn Thi là cây bút tiêu biểu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mĩ. Ông được mệnh danh là Nhà văn của nông dân Nam Bộ. Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực quyết liệt, dữ dội của chiến tranh, vừa đằm thắm, trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. Nhân vật trong tác phẩm của ông là những người nông dân Nam Bộ có lòng căm thù giặc sâu sắc, vô cùng gan góc, kiên cường, thủy chung son sắt với quê hương và cách mạng. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí 7ăn nghệ quân giải phóng.
b. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong Rừng xà nu:
- Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành là một truyện ngắn xúc động, hào hùng về cuộc đấu tranh anh dũng của dân làng Xô Man. Nhà văn đã đi sâu khám phá những con người Tây Nguyên, những con người cả đời gắn bó với cây xà nu như gắn bó với Đảng, với cách mạng. Con người hiện lên trong trang văn của Nguyễn Trung Thành là hình ảnh của một tập thể anh hùng nhiều thế hệ. Trang sử hào hùng của Tây Nguyên không chỉ một người viết mà là sự nối tiếp, kế tục từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Họ đã cùng nhau dựng xây làng bản, dựng xây lịch sử của một đất nước đứng lên. Nói đến phong trào đấu tranh của dân làng XôMan, ta không quên hình ảnh những con người hiện lên với vẻ đẹp và phẩm chất đáng quý:
- Anh Quyết, anh là cán bộ của Đảng, là người đã nhen nhóm phong trào cách mạng cho cộng đồng dân làng Xô Man. Tnú còn nhớ như in lời của anh: Sau này,nếu Mỹ - Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Anh đã chính là người đã truyền sức mạnh, niềm tin cho Tnú, cho Mai. Anh là một người chiến sĩ dũng cảm, anh hùng.
- Nếu như anh Quyết là hiện thân của lớp trẻ, của Đảng thì hình ảnh cụ Mết lại sáng lên trong truyện ngắn như một trụ cột của dân làng Xô Man. ồng như lịch sử bao trùm nhưng không che lấp đi sự nổi tiếp mãnh liệt, ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn. Mỗi lời nói của cụ Mết như lời nói của sông núi, là lời nói của dân tộc. Ông cụ là cội nguồn của dân làng Xô Man, là người đã lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc: Chủng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo. Cụ hiện thân cho truyền thống, cho nét đẹp từ ngàn xưa của dân làng. Cụ rất ít khen tốt giỏi mà chi nói “được”, cụ truyền lại sức mạnh, răn dạy con cháu: Nhớ lấy ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay cỏn sống phải nổi lại với con cháu. Hình ảnh của cụ Mết là hình ảnh của.một già làng suốt đời đã gắn bó với Tây Nguyên, chiến đấu bảo vệ buôn làng, tự hào về cây xà nu. Đẹp thay hình ảnh của một ông cụ râu bây giờ đã dài tới ngực đen bóng, mắt vẫn sáng và xếch ngược hiện giữa núi rừng Tây Nguyên. Và hình ảnh của cùng lớp thanh niên trong làng cầm giao mà cứu Tnú cho thấy cụ là hiện thân của sức sống dân tộc, tâm hồn dân tộc. Nguyễn Trung Thành ngợi ca cụ Mết như ca ngợi cội nguồn, ngợi ca Tây Nguyên bởi vẻ đẹp tâm hồn cụ là vẻ đẹp của ngày xưa, trường tồn và mãnh liệt cho đến hôm nay. Viết về Rừng xà nu viết về những con người anh hùng quả cảm, nhà văn đã khắc hoạ hình tượng nhân vật trung tâm: Tnú. Tnú là một thanh niên trẻ, anh dũng, gan dạ với cuộc đầy bi kịch, đau thương nhưng anh đã vượt lên trên tất cả để sống, đè chiến đấu và vẻ đẹp của Tnú là vẻ đẹp của một con người chiến thắng, của một chiến sĩ anh hùng.
Phẩm chất anh hùng của Tnú được bộc lộ từ khi còn là một cậu bé cùng Mai đưa thư, tiếp tế cho cán bộ. Tnú yêu cách mạng, yêu Đảng. Một lần bị giặc bắt, anh quyết không khai mặc dù bị tra tấn dã man. Lòng căm thù giặc đã trở thành dòng máu chảy trong lòng anh từ lúc làng Xô Man còn chưa biết vùng dậy đánh giặc. Tnú lớn lên trong sự yêu thương của dân làng, trong mối hận của trả thù cho vợ, cho con và ao ước được làm cán bộ. Anh trở thành anh thanh niên xung phong của dân làng Xô Man. Cuộc Tnú chỉ đau đáu một nỗi niềm với cách mạng, với Đảng. Và khi mười đầu ngón tay của anh cháy như mười ngọn đuốc anh cũng không kêu van, anh thấy lửa cháy trong bụng, thấy máu đã mặn chát nơi đầu lưỡi. Tnú hi sinh tất cả, quên mình vì đồng loại, bàn tay của anh là bàn tay của người anh hùng, bàn tay ấy kể với ta về số phận một con người đau thương mà không hề chùn bước.
- Bé Heng, Dít,... tất cả đều mang cái hồn của dân làng Xô Man. Nguyễn Trung Thành đã ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước với bàn chất anh hùng, quà cảm của cả một cộng đồng vừa anh dũng lại vừa nhân ái trong công cuộc bảo vệ quê hương.
3. Kết bài:
- “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi đều là tác phẩm xuất sắc của văn học chống Mỹ ở miền Nam. Mỗi tác phẩm cỏ vẻ đẹp riêng, không khí riêng, cách nhìn riêng về hiện thực đấu tranh cách mạng và nghệ thuật xây dựng nhân vật.
- Vẻ đẹp con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm còn sống mãi với thời gian. Văn học thời kì chống Mĩ cứu nước đã bắt được nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người Việt Nam. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đòi của người con đất Việt.
Hoà bình, tự do hôm nay mà ta có được là bao xương máu đổ xuống của cha anh. Những năm tháng chiến tranh đầy khói lửa đã khiến cho bao nỗi mất mát nặng nề, nỗi xót xa đắng cay khi mất đi người thân, nỗi cô đơn trống trải nơi chiến trường của những cơn người xa quê, những giọt nước mắt của bao người vợ, người con tiễn chồng ra trận đều xót xa vô bờ. Và trong những khổ đau ấy, tình cảm gia đình, tình thân gắn bó bền chặt lại càng ngời sáng biết bao. Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng đã tái hiện lại một mảng màu của chiến tranh quá tình cha con thắm thiết sâu sắc, tiêu cho cuộc sống gia đình những năm chiến tranh bom đạn.
Ông Sáu- một chiến sĩ cách mạng dũng cảm nơi chiến trận. Xa con khi bé Thu mới lên một, ròng rã mấy năm không được gặp con, niềm ao ước thấy bóng hình con, được nghe tiếng con yêu gọi "ba" luôn là nỗi mong chờ khó tả trong ông. Nơi chiến trường, những lúc nghỉ ngơi rảnh rỗi ngồi nhớ con, ông chỉ có thể ngắm nhìn bé quá tấm hình đã cũ, tấm hình mà ông luôn nâng niu trân trọng, gìn giữ. Bé Thu là một nguồn sống lớn lao, là một phần máu thịt của ông. Ngày nghỉ phép, ông Sáu cùng người bạn thân nơi chiến trường trở về quê hương. Nỗi nôn nóng, mong chờ gặp con pha lẫn niềm hạnh phúc, háo hức vô bờ. Thuyền chưa cập bến ông đã vội nhảy xuống, dang hai tay đón đợi đứa con bé nhỏ sà vào lòng mình, cất tiếng gọi ba thương mến. Nhưng đớn đau thay khi ông nhận lại được chỉ là nỗi sợ hãi phũ phàng của cô con gái chỉ vì vết thẹo dài trên má ông mà chiến tranh đã khiến hình hài ông Sáu trở nên dị dạng. Ông hụt hẫng và đắng cay xiết bao, khi nỗi mong chờ bấy lâu ấy lại chẳng được như điều ông đã nghĩ.
Những ngày bên con, ông luôn cố gắng để được gần con nhiều hơn, được sẻ chia, vỗ về, kể cho con nghe những câu chuyện nơi chiến trường xa xôi của bố. Nhưng sự xa lánh của bé Thu khiến ông nghẹn ngào, buồn bã. Còn điều gì đớn đau hơn khi giọt máu của mình lại chẳng nhận mình là cha.Trong bữa cơm gia đình, ông gắp cho con yêu món trứng cá nhưng bé Thu không chấp nhận, hất đi, trong nỗi đau tột cùng ôn đã lỡ đánh con, đó là điều luôn khiến cho ông ân hận.
Ngày ông Sáu phải trở lại chiến trường, khi mà Thủ được bà giải thích về nguyên nhân của vết thẹo trên má, bé ân hận vô cùng. Trong ánh mắt em không còn vẻ ngang bướng, cố chấp mà ánh mắt ấy đượm buồn, một nỗi buồn khôn tả. Em hiểu được mọi điều em càng thương và quý ba nhiều hơn. Tiếng " Ba..a....a" thét lên trong buổi chia tay là mónq ùa tuyệt diệu của con gái dành cho ông Sáu. Đó là tiếng ba mà em đã dồn nén bấy lâu cũng là biết bao thời gian ông Sáu mong chờ được nghe điều ấy. Tình thương và quý trọng bà mạnh liệt đã thôi thúc em, em chạy đến ôm chặt lấy ba hôn lên tóc, lên má, lên cổ và hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ba. Còn điều gì hạnh phúc hơn đối với ông Sáu lúc bấy giờ, bé Thu đã nhận ra ông, lời hứa mùa cho bé chiếc lược ngà cũng là lời chia tay cuối, là lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.
Trở lại chiến trường ông dồn hết tình cảm của mình làm cho con gái chiếc lược như lời hứa. Chiến tranh cướp đi sinh mạng mình, trước khi nhắm mắt, ông không quên rút từ trong túi chiếc lược thay lời trăng trối trao tận nó cho bé Thu. Thu rồi lớn lên trở thành một cô giao liên đầy trưởng thành và bản lĩnh, bước tiếp con đường đầy chông gai mà ba cô đã cống hiến, hi sinh đời mình cho Tổ quốc thương yêu. Tình phụ tử ông Sáu -bé Thủ đã sáng ngời và đẹp đẽ như thế.
Chiến tranh đã khiến cho bao người thân phải xa cách, cho con phải mong ngóng từng ngày dáng bố, cho bố phải nhớ con. Chiến tranh đã cướp đi nhân hình của con người, thậm chí cướp đi mạng sống nhưng không giết chết được sợi dây máu thịt kết nối tình phụ tử. Bên cạnh tình phụ tử, tình cảm gia đình còn thể hiện ở tình cảm vợ chồng gắn bó. Những năm xa gia đình, dù hiểm nguy nhưng vợ ông Sáu vẫn không quản ngại lên thăm chồng khi có dịp, là một hậu phương vững chắc cho tiền tuyến khi ở nhà chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Vợ ông là một người phụ nữ bao dung và nghị lực, người vợ chịu khổ đau khi mất đi người chồng vẫn vững vàng nuôi con khôn lớn, chấp nhận cho bé Thu tham gia vào kháng chiến, dẫu biết rất hiểm nguy. Đó là một sự cao thượng và tình yêu đất nước, nỗi căm thù giặc trong lòng người phụ nữ. Bên cạnh đó ,tình mẹ con, tình bà cháu, tình bạn cũng hiện lên thật bình dị nhưng chứa chan tình người. Đó là những lời giải thích ân cần và thấu đáo của bà cho bé Thu. Đó là chú Ba-người bạn đồng hành của ông Sáu- người cha thứ hai của bé Thu đầy trách nhiệm, nhạy cảm và đầy yêu thương. Những tình cảm ấy thật tuyệt vời biết bao, dẫu trong bao hiểm nguy, thách thức, đau đớn thì tình thân, tình cảm gia đình vẫn luôn rạng ngời, toả sáng bất diệt.
Qua tác phẩm "Chiếc lược ngà" em cảm nhận được một tấm lòng trắc ẩn, lớn lao của một tác giả vùng đất Nam Bộ thân yêu. Nguyễn Quang Sáng đã khẳng định được chân giá trị vững bền nhất trong đời sống, chân giá trị của tình thân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK