Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận...

Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật đc nói tới trong bài ca dao thứ 2 SGK Ngữ Văn 7 tr.35 câu hỏi 9031 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật đc nói tới trong bài ca dao thứ 2 SGK Ngữ Văn 7 tr.35

Lời giải 1 :

Người phụ nữ xưa phải chịu rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Họ không có quyền quyết định cho cuộc sống của mình mà phải phụ thuộc vào người chồng người cha. Có rất nhiều câu ca dao tục ngữ nói về thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ, trong đó nổi bật là câu ca dao:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.”

Câu ca dao là lời giãi bày tâm sự của một người phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải lấy chồng xa. Do ảnh hưởng của những quan niệm phong kiến, người phụ nữ lúc bấy giờ chưa được quyền bình đẳng, phải hứng chịu những đau đớn trong cuộc đời. Việc lấy chồng là việc hệ trọng của đời người nhưng người phụ nữ thời đó phải chấp nhận cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thậm chí phải lấy chồng lấy vợ từ khi lên năm lên ba. Sống trong nhà chồng người con gái đi lấy chồng xa thường phải chịu nhiều nỗi tủi hờn, đau khổ. Những lúc tủi phận, những lúc nhớ nhà nàng chỉ còn biết thui thủi ôm nỗi buồn mà “trông về quê mẹ”.

Câu ca dao diễn tả tâm trạng người phụ nữ vào buổi chiều. Đó là thời điểm cuối ngày thường gợi nhiều suy nghĩ và thường gợi những nỗi buồn vương vất. Dân gian dùng từ láy Chiều chiều cho ta biết rằng không phải một buổi chiều mà chiều nào cũng vậy, khi thời gian bước vào cái giây khắc của ngày tàn, người phụ nữ lại “đứng ra ngõ sau” để “trông về quê mẹ” mà “ruột đau chín chiều”. Bước vào chiều tà không gian đã nhập nhoạng tối, người phụ nữ lại chọn địa điểm “ngõ sau” rất kín đáo để tự mình đối diện với lòng mình.

“Ngõ sau” chẳng những gợi đến thân phận hèn mọn của phận dâu tôi mà kết hợp với thời gian chiều tối nó còn tạo ra một góc riêng cho người phụ nữ tội nghiệp ấy: một cái góc vừa tối vừa hẹp. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa. Nàng lặng lẽ “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Nhắc đến “mẹ” là nhắc đến điểm tựa tâm hồn của người con. Nhắc đến “quê mẹ” là nhắc đến những yêu thương, những đồng cảm, những sẻ chia làm ấm lòng người. Đặc biệt, từ “trông” không chỉ có nghĩa là nhìn mà còn có ý nghĩa là trông ngóng. Người phụ nữ “trông về quê mẹ” còn là đang khao khát những tình cảm ấm nồng, còn đang mong ngóng ngày trở về quê mẹ với những người thân yêu nhất của mình. Trong hoàn cảnh bèo dạt mây trôi nơi đất khách quê người, nàng trông về nơi ấy mà ruột đau chín chiều. Chín chiều là “chín bề”, là “nhiều bề”. Nỗi đau “chín chiều” là nỗi đau quặn thắt không nói nên lời, nó âm ỉ, nó dai dẳng làm mòn làm héo con người. Cách sử dụng từ ngữ có kết cấu vòng tròn đối xứng chiều chiều – chín chiều đã góp phần gợi tả bi kịch đời người phụ nữ: họ chẳng bao giờ thoát khỏi cái vòng trong khổ đau định mệnh. Tình cảnh và tâm trạng của người phụ nữ ấy vì thế mà càng nặng nề, đau xót hơn.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” là bài ca dao có sức lay động những miền thương miền nhớ dù là sâu kín nhất của con người. Và vì thế, bài ca dao mang trong mình một tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Chỉ có hai câu thơ ngắn gọn nhưng chất chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, câu ca dao đã lột tả được hết tâm trạng của người phụ nữ khi phải đi lấy chồng xa, tủi phận cô đơn, nhớ quê nhà, nhớ mẹ, bởi ở nơi đó không có chỗ nào là chỗ dựa cho người con gái bất hạnh ấy. Câu ca dao như một lời tố cáo cái xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ mềm yếu xuống bước đường cùng của cuộc sống.

Thảo luận

-- Sao zài zậy bn
-- sao dài zậy bn
-- dài mới hay

Lời giải 2 :

Niềm day dứt, chơi vơi của người con gái xa mẹ, chiếc ghe kia quay lái đề lòng con chợt thấy nhớ thương. Mẹ đã già như “chuối ba hương”, con lại ở nơi xa, biết ai sớm tối chăm sóc vui vầy. Mẹ chỉ còn một thân già cô quạnh. để rồi người con gái ấy ở nơi đâu cũng nhớ đến mẹ, nhớ về quê mẹ:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

Nỗi buồn sao cứ tiếp nỗi buồn, cứ mênh mông da diết trong lòng ta. Tâm trạng của người con gái ấy là nỗi đau tha thiết mãi không nguôi như một khối tình thương ấm áp trong im lặng, trong sự đè nén của con tim.

Điệp khúc buồn “chiều chiều” là thời gian để người con gái nhớ, trông về quê mẹ. Khi nắng hoàng hôn rải vàng trên xóm làng, mọi công việc ruộng đồng, nhà cửa đã xong xuôi là người con gái lại lén ra vườn sau để nâng tà áo lau giọt nước mắt nhớ về mẹ cha. Nỗi nhớ dày vò, tức tưởi hoà vào nỗi buồn mênh mang trong chiều tà. Cô gái nhớ mẹ, nhớ tới sự yên bình, che chở mà mẹ đã dành cho cô cả đời. Nỗi nhớ cứ nghẹn ngào, làm bật ra những dòng cảm xúc, hoà vào nỗi nhớ, khung cảnh ngõ sau như nhuốm cả nỗi buồn. Đó là khoảng thời gian, không gian của riêng cô, một khoảnh khắc hiếm hoi sau một ngày lao động vất vả, tự mình thấy dày núi xa xa nơi chân trời. Dãy núi xa lắm, mảnh như ánh mắt của cô đau đáu khôn nguôi. Một cảm giác thấy mình nhỏ bé, đơn côi. Một khoảng thời gian để con người trở về với chính mình. Cái ngõ sau kín đáo ấy là nơi gới gắm biết bao tình cảm của người con gáí ấy! Có ai biết được rằng buổi chiều nhạt nhoà, một cô gái nhớ về quê mẹ mà lén lau nước mắt:ừ nơi sâu kín trong tâm hồn của mỗi con người xa quê, một giọt nước mắt của tình người oà rơi khi nghĩ rằng ở nơi xa xôi cha mẹ đang dần héo hon vì già nua, vất vả:

Mẹ già như chuối chín cây

Gió đông tôi cũng sợ, gió tây tôi cũng buồn.

Ở câu trên cô gái mới chỉ nói đến nhớ, ở câu dưới thì nỗi nhớ đã trở thành quặn đau: “Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”. Cô gái trông mà như không thấy gì bởi ý nghĩa của cô đang trở về bên mẹ già. Gô gái đã đi xa, đã là con của người ta rồi, có còn ai nâng niu, chăm sóc giấc ngủ cho mẹ không? Mẹ đã già rồi… cô gái lo sợ đau đớn, nỗi xót xa cồn cào tự đáy lòng. Nguyễn Du đã đặt nàng Kiều vào hoàn cảnh của cô gái:

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Cả hai cô gái tuy họ có hoàn cảnh không hoàn toàn giống nhau nhưng họ đều chung một tâm trạng: nhớ nhà, nhớ cha mẹ. Đó là tình cảm của những người con hiếu thảo. Ai xa mẹ yêu thương mà lại không buồn, không đau? Ta như nghe thấy tiếng nức nở, nghẹn ngào. Một niêm xúc động chan chứa trong lòng ta, ta thương sự trắc trở xa xôi, ta thương nỗi buồn đau của những người con nhớ mẹ chiều chiều…

“Chiều chiều” rồi lại “chín chiều”, cái điệp khúc nhạc buồn ấy cứ âm vang khắc khoải. Tình mẫu tử là tình yêu cao cả mà thượng đê đã ban cho tất cả muôn loài. Tình cảm ấy ở con người không chỉ được thể hiện ở hành, động mà cao hơn còn được thể hiện ở ánh mắt, ở tâm trạng và rồi cái tâm trạng ấy nhiều khi đã cất lên thành thơ:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

“Nhớ mẹ” hay “nhớ quê hương’’? Có lẽ hai nỗi nhớ ấy hòa làm một. Mẹ là mái đình, bến nước, cây đa… Mẹ là tất cả. Cô gái theo chồng nhớ mẹ cũng như con người đi xa nhìn lại mái nhà quen thuộc. Nỗi đau ấy là bất tận. Ai cũng có một người mẹ, bất cứ người nào xa quê, cái nhớ trước hết vẫn là nhớ mẹ. Mỗi khi nhớ mẹ có lẽ người ta thường ngân nga câu ca dao:

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK