Câu 1:
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
+ Làm nổi bật hình ảnh toàn bài: những chiếc xe không kính.
+ Hai chữ “Bài thơ” thêm vào cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. Tác giả muốn nói về chất thơ của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt lên thiếu thốn, gian khổ hiểm nguy của thời chiến.
- Tác dụng lặp cụm từ “ừ thì”:
+ Lặp cấu trúc.
+ Giọng điệu ngang tàng, thản nhiên, ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ.
Câu 2:
- Vẻ đẹp của người lính:
+ Dũng cảm, kiên cường đối mặt với khó khăn hiểm nguy.
+ Trẻ trung, sôi nổi, lạc quan yêu đời
Câu 3:
Hình ảnh người lính trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhà văn, nhà thơ. Với giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất gay go, ác liệt nhất bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật ra đời trong hoàn cảnh đó. Những chiến sĩ lái xe ở Trường Sơn, thiếu đi những điều kiện, phương tiện vật chất tối thiểu nhưng họ không coi đó là khó khăn mà lại là một cơ hội để người lính lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp. Họ hiện lên với một sức mạnh tinh thần lớn lao của họ, đặc biệt là lòng dũng cảm, tinh thần bất chấp gian khổ khó khăn. Những người lính vẫn hiện lên với vẻ đẹp tâm hồn của người lính lái xe: dũng cảm, hiên ngang, phớt đời, bất chấp hiểm nguy trước biết bao thử thách. Đúng là chiến tranh ác liệt có thể tàn phá những phương tiện kĩ thuật vật chất nhưng không thể đè bẹp được sức mạnh tinh thần của con người. Sức mạnh của tuổi trẻ tình đồng chí đồng đội của những người lính lái xe gắn bó như keo sơn ruột thịt lòng dũng cảm tình yêu nước và ý chí quyết tâm chiến đấu vì sự thống nhất của Tổ quốc đang rực lửa trong trái tim của những người lính bài thơ đã khắc họa nổi bật hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời chống Mỹ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Câu 4:
- Kể tên bài thơ, tên tác giả: Đồng chí của tác giả Chính Hữu
- Suy nghĩ về sự hy sinh của người lính
+ Hy sinh là đức tính cao quý, cần thiết, dâng hiến, ban tặng. Người lính luôn đối mặt với khó khăn hiểm nguy, đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của cá nhân.
+ Yêu mến, cảm phục, tự hào, biết ơn, giữ gìn, phát huy truyền thống
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Câu 1.
- Cái riêng, độc đáo của Phạm Tiến Duật trong việc sử dụng từ ngữ ở hai câu thơ:
"Không có kính, ừ thì có bụi,
Không có kính, ừ thì ướt áo" là: sử dụng điệp ngữ ( "không có kính, ừ thì")
- Điều đó có hiệu quả trong việc thể hiện giọng điệu bài thơ và khắc họa phẩm chất của người lính lái xe: làm nổi bật hiện thực khốc liệt của chiến tranh.Đồng thời, cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời, bản lĩnh kiên cường, hiên ngang, không màng gian khổ của những người lính lái xe, với giọng điệu rất hóm hỉnh, vui tươi
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK