Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 ĐỀ ÔN LUYỆN CUỐI KÌ 1 – NGỮ VĂN 6...

ĐỀ ÔN LUYỆN CUỐI KÌ 1 – NGỮ VĂN 6 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,5 điểm) “Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố

Câu hỏi :

ĐỀ ÔN LUYỆN CUỐI KÌ 1 – NGỮ VĂN 6 I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3,5 điểm) “Cậu bé thợ nề hôm nay đến chơi nhà chúng tôi, mặc chiếc áo vét cắt lại từ cái áo cũ của bố và còn dính lại những vết vôi và thạch cao. [...] Chúng tôi cùng nhau chơi trò xây dựng. Cậu bé thợ nề thân yêu ấy khéo léo lạ lùng khi dựng lên những ngọn tháp và những chiếc cầu đứng vững tựa hồ do một phép màu nhiệm nào; cậu xây dựng các công trình ấy với vẻ nghiêm chỉnh và nhẫn nại của một người lớn bé nhỏ. Xây tháp này xong xây tháp khác, cậu nói chuyện với tôi về gia đình mình. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc. Chắc bố mẹ cậu thương cậu lắm, điều đó thấy rõ ở chỗ quần của cậu tuy xấu nhưng mặc rất ấm; người ta đã cẩn thận may lót rất dày, và cái cà vạt cậu đeo là do mẹ cậu tự tay thắt cho rất ngay ngắn. […] Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo. Trong khi chơi, cậu bé thợ nề đánh mất một chiếc khuy áo, mẹ tra lại cho cậu. Mặt đỏ như gấc, cậu chẳng nói chẳng rằng khi thấy mẹ khâu; cậu không dám thở vì quá lúng túng trước sự chăm sóc của mẹ đối với cậu. Tôi đưa cho cậu xem những quyển album sưu tầm những bức kí họa; thế là tự nhiên chẳng nghĩ đến, cậu liền bắt chước những nét nhăn nhó mặt mày vẽ trong tranh, tài đến nỗi bố phải bật cười.” (Trích “Những tấm lòng cao cả”, E.Đ. A-mi-xi, NXB Văn học, 2013) Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là ai ? Câu 2. (0.5 điểm) Trong đoạn trích đã cho, cậu bé thợ nề đã kể cho nhân vật tôi nghe về gia đình mình. Em hãy ghi lại các chi tiết đó. Câu 3. (1.0 điểm) Đọc lại đoạn văn: “Đến bốn giờ, chúng tôi được ăn chiều, ngồi trên ghế da dài; và khi chúng tôi ăn xong đứng dậy, không hiểu tại sao bố lại không muốn tôi phủ sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế; bố giữ tay tôi lại, và mãi về sau mới tự mình phủi lấy một cách kín đáo”. Theo em, tại sao người bố lại không muốn con phủi sạch vết vôi trắng mà cái áo của cậu bé thợ nề đã để dây trên lưng ghế? Câu 4. (1.0 điểm) Qua đoạn trích, em rút ra những bài học nào cho bản thân về cách đối xử với bạn bè và những người xung quanh? PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6.5 điểm) Câu 1: (2.5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của mình về bài thơ trên, trong đó có sử dụng một cụm tính từ, gạch chân và chú thích rõ. Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Trích “Mẹ”, Trần Quốc Minh)

Lời giải 1 :

C1. Ngội kể thứ nhất 

người kế xưng tôi -> ngôi thứ nhất.

- Người kể chuyện là nhân vật tôi

C2. Bố mẹ và cậu và ở trên một cái gác xép: bố cậu theo học lớp ban đêm để biết đọc.

C3. Người bố không muốn cậu bé thợ nề tủi thân cho cậu bé.

C4.  Chúng ta không nên phân biệt đối xử với bạn bè, dù hoàn cảnh sống của bạn ấy như thế nào đi nữa. 

Phần II.

Câu 1.

Mẹ-luôn luôn là người nuôi nấng, chăm sóc chúng ta từ nhỏ đến lớn. Chúng ta lớn lên qua những lời ru à ơi của mẹ. Qua những câu chuyện mẹ kể những đêm trăng. Mẹ không ngại vất vả khó khăn, trời trưa hè nắng nóng bàn tay mẹ cũng luôn luôn không ngừng để cho con có những giấc ngủ ngon lành. Những ánh trăng sáng vằng vặc trên cao, những ngôi sao lung linh thức suốt đêm cũng không bằng những đêm mà mẹ thức để chăm sóc để con có thể có một giấc ngủ yên lành. Con không thể nào có thể hiểu hết được những nỗi vất vả, hiểu được tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho đứa con bé bỏng. Mẹ sẽ luôn luôn dõi theo con suốt cuộc đời dù con còn nhỏ hay đã lớn. Vậy nên qua bài thơ chúng ta nên yêu thương mẹ hơn nhiều vì những vất vả mà mẹ đã phải trải qua.

Thảo luận

-- cho em vào nhóm được ko ?
-- https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/1093425 bạn này chuyên gia chép mạng mà sao lại ko khóa nhỉ ?
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4425970 câu của em đc xác thực ko ạ
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4530541 Bạn ấy làm shai mằ shao k xóa vậy ặ :< Còn t làm đúng shao lại xóa ặ ;-; quá vô lí luôn
-- xin vo nhosm duc khong a

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK