Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông hai...

viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông hai trong chuyện ngắn làng của kim lân (là 1 đoạn vắn nha ko phải bài văn) câu hỏi 418647 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật ông hai trong chuyện ngắn làng của kim lân (là 1 đoạn vắn nha ko phải bài văn)

Lời giải 1 :

Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân đã để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Ông Hai là một người nông dân gắn bó với làng Chợ Dầu bằng tất cả tình yêu máu thịt. Ở ông ,ta bắt gặp chân dung con người với vẻ đẹp chất phác, hiền lành với tình yêu làng quê tha thiết, tự hào về làng quê của mình. Cách mạng đã cho ông cái nhìn mới, suy nghĩ mới về làng quên, về đất nước. Khi kháng chiến bùng nổ, bà con đi tản cư, ông Hai vẫn ở lại làng cùng anh em đào đường đắp ụ.. trong lúc hữu sự, ông không nỡ bỏ làng ra đi. Ông kiên quyết bám lấy làng, cùng tham gia kháng chiến với anh em. Khi bị buộc đi tản cư, ông buồn khổ, bực bội, trở nên ít nói, ít cười, hay cáu gắt chửi bới vợ con: “chúng mày làm khổ ông! Chúng mày làm khổ ông vừa chứ! Ông thì ông giết hết”. TIn làng chợ Dầu theo giặc là tin dữ với ông. Tin tức ấy đã cho ta hiểu hơn về đau khổ trong ông. Nhưng dồng thời, ta cũng thấy được người nông dân với tình yêu nước, yêu cách mạng vô cùng lớn lao. Ông Hai được Kim Lân đặt trong tình huống thử thách, đồng thời với những đổi thay trong diễn biến tâm lí của nhân vật, ta thấy được tình cảm nồng hậu trong người nông dân Việt Nam. 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK