Đã từ lâu, dân tộc Việt Nam ta luôn có truyền thống trọng tình trọng nghĩa, ơn nghĩa trước sau. Để răn dạy con cháu mình ghi nhớ và làm theo truyền thống đạo lí tốt đẹp này, nhân dân ta có câu " Uống nước nhớ nguồn ". Câu tục ngữ đã mang đến cho chúng ta một bài học vô cùng sâu sắc về lối sống ân nghĩa thủy chung ở đời. Thông thường, khi chúng ta được uống một dòng nước mát lành nào đấy thì chúng ta thường nghĩ ngay đến mạch nguồn của dòng chảy , nơi cung cấp cho chúng ta những giọt nước thật tinh khiết, trong lành. Từ hình ảnh này, ông cha ta muốn nhắn nhủ con cháu phải biết nhớ tới công ơn của những người đã giúp đỡ mình trong lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn , đồng thời phải có thái độ sống có trước, có sau, phải đền đáp công ơn của những người đó trong điều kiện mà bản thân có thể. Lấy một ví dụ nhỏ về việc này mà ta dễ dàng nhìn thấy, đó là công ơn sinh thành và dưỡng dục to lớn của cha mẹ. Cha mẹ đã không quản ngại khó khăn, gian khổ sinh con ra và mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất. Thấu hiểu điều này, phận làm con cần ghi nhớ công ơn và yêu thương, quý trọng cha mẹ . Hay một trường hợp khác là những thày cô giáo đã không quản ngại rừng núi xa xôi để về bản dạy con chữ cho học sinh. Họ đã phải hi sinh rất nhiều từ tuổi trẻ, điều kiện sống cho đến phải xa rời gia đình để cống hiến cho nền giáo dục của nước nhà. Không chỉ các em học sinh biết ơn những thày cô ấy mà ngay cả phụ huynh của các em cũng cần phải thấu hiểu và trân trọng tình cảm của các thày cô giáo nhiều hơn. Đôi khi cái giá của một sự hi sinh chỉ là niềm vui mà người khác nhận được. Hiểu được điều này, mỗi chúng ta hãy trân trọng và biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình. Đó cũng là cách để thể hiện thái độ sống đúng với chuẩn mực đạo đức của con người.
Ánh trăng luôn là nguồn cảm hứng của thi ca. Chúng ta có một “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” trong Thu ẩm- Nguyễn Khuyến, có một “bến sông trăng” lãng mạn của Hàn Mặc Tử, có một vầng trăng tri kỉ của thi nhân “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ “ (Hồ Chí Minh )… Nhưng với Nguyễn Duy, ánh trăng mang một hàm nghĩa mới. Đó là hình ảnh của quá khứ, là nhân dân, là người lính, là lý tưởng chiến đấu… Bài thơ gây ấn tượng bởi lối sáng tạo đặc biệt. Chữ đầu mỗi câu thơ không viết hoa. Phải chăng nhà thơ muốn cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của kỉ niệm?
Ánh trăng trước hết là tiếng lòng, là suy ngẫm của riêng Nguyễn Duy nên nó mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Dòng cảm nghĩ trữ tình của nhà thơ cũng men theo dòng tự sự này mà bộc lộ. Ở quãng thời gian quá khứ đã có một biến đổi, một sự thực đáng chú ý: hồi nhỏ rồi thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa. Ấy thế mà từ hồi về thành phố, quen sống với những tiện nghi hiện đại, vầng trăng tình nghĩa như người dưng qua đường nhưng sự việc bất thường ở khổ thơ thứ tư là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ để tác phẩm.
Mở đầu bài thơ là câu chuyện xảy ra trong quá khứ - lúc người lính còn nhỏ và hồi chiến tranh ở rừng:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ.”
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK