Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Thế nào là trợ từ thán từ lấy ví dụ...

Thế nào là trợ từ thán từ lấy ví dụ và đặt câu câu hỏi 414115 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Thế nào là trợ từ thán từ lấy ví dụ và đặt câu

Lời giải 1 :

Trợ từ là gì?

Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, đánh giá sự vật, sự việc được nói đến. Trợ từ thường do các từ loại khác chuyển thành. Một số trợ từ hay gặp là: những, chính , đích , ngay…

Ví dụ:  Vì không ôn tập kĩ nên kì thì này mình chỉ được  4 điểm.

Thán từ “có” này có tác dụng nhấn mạnh bạn chỉ được 4 điểm, là một điểm số thấp trong kì thi.

Thán từ là gì?

Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Một số thán từ thường gặp là: vâng, dạ, này, ơi, ừ (gọi đáp), a, á, ôi, ô hay, trời ơi, than ôi (biểu lộ cảm xúc).

Ví dụ:  Trời ơi! Tại sao trời lại mưa vào lúc này cơ chứ?

Thán từ “trời ơi” nhằm mục đích thể hiện sự thất vọng khi trời mưa không đúng lúc

Thảo luận

Lời giải 2 :

* Trợ từ
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.

Ví dụ và đặt câu (trợ từ được in đậm) :
Bạn ấy ăn những năm bát cơm.

* Thán từ

Thán từ là từ dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (Ví dụ: thán từ ái diễn tả thái độ, trạng thái cảm xúc khó chịu, đau đớn đột ngột do tác động của một vật ở bên ngoài ; từ ồ biểu thị cảm xúc, thái độ ngạc nhiên, bất ngờ cúa người nói trước một hiện tượng, một sự kiện nào đó,...).

Ví dụ( thán từ in đậm):

Ơ hay! Sao lại vứt rác ở đây thế này ?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK