Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 nghị luận xã hội về truyện an dương vương và...

nghị luận xã hội về truyện an dương vương và mị châu trọng thủy câu hỏi 8851 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

nghị luận xã hội về truyện an dương vương và mị châu trọng thủy

Lời giải 1 :

Nghị luận văn học: phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về đặc trưng truyền thuyết dân gian ( gồm cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tập trung phản ánh vấn đề dựng nước và giữ nước)

- Giới thiệu về xuất sứ, khái quát nội dung truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Được rút từ truyện Rùa vàng trong tuyển tập Lĩnh Nam chích quái, kể về quá trình dựng nước và mất nước của An Dương Vương).

II. Thân bài

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ. đánh giặc.

- Tiếp nối sự nghiệp vua Hùng, An Dương Vương rời đô từ Phong Châu về vùng đồng bằng Phong Khê để ổn định và phát triển đất nước.

⇒ Rời đô, xây thành là một quyết định sáng suốt của vị minh quân

- Nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn đắp tới đâu lở tới đấy. An Dương Vương đã lập đàn trai giới, đón tiếp cụ già ở phương xa, ra cửa Đông đón Rùa Vàng

⇒ An Dương Vương luôn trăn trở, suy nghĩ cho vận mệnh đất nước, biết trọng hiền tài.

- An Dương Vương cho xây thành cao rộng, hình xoắn ốc

⇒ Tài năng quân sự, có tầm nhìn xa.

- Khi Rùa thần từ biệt, nhà vua băn khoăn“Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

⇒ Ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác của nhà vua.

- Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược. Hình ảnh chiếc nỏ thần mang nhiều ý nghĩa:

+ Là sức mạnh thần linh ban tặng cho nhà nước Âu Lạc.

+ Tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và thể hiện trình độ sản xuất của nhân dân thời kì ấy.

→ Tiểu kết:

- Nội dụng:

+ An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, được sự đồng tâm, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân.

+ Thể hiện tiếng nói ca ngợi của nhân dân về An Dương Vương

+ Niềm tự hào về sự đoàn kết, lớn mạnh, những chiến công và trình độ phát triển của nhân dân thời kì lịch sử ấy.

- Nghệ thuật:

+ Các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (Cụ già, Rùa vàng)

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu.

** Bài viết tham khảo

Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy là một truyền thuyết đặc biệt của nước ta nói về vấn đề chủ quyền của dân tộc. Tác phẩm để lại trong lòng người đọc rất nhiều những ấn tượng sâu sắc về tình cảm cha con tình cảm vợ chồng. Nội dung câu chuyện kể về cha con An Dương Vương vì cả tin vì chủ quan nên đã bị cha con Triệu Đà lợi dụng hãm hại dẫn đến cảnh nước mất nhà tan.

Câu chuyện kể về thần Kim Quy là một con rùa thần sau khi giúp An Dương Vương xây dựng xong Loa Thành, trước khi ra về, thần Kim Quy còn tặng cho chiếc vuốt để làm lẫy nỏ thần. Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà khi chúng sang xâm lược. Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thủy, vua vô tình đồng ý. Trọng Thủy dỗ Mị Châu cho xem trộm nỏ thần rồi ngầm đổi mất lẫy thần mang về phương Bắc. Sau đó, Triệu Đà phát binh đánh Âu Lạc. Không còn nỏ thần, An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. Thần Kim Quy hiện lên kết tội Mị Châu, vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mị Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thủy mang xác vợ về chôn ở Loa Thành, xác liền biến thành ngọc thạch. Vì quá tiếc thương Mị Châu, Trọng Thủy lao đầu xuống giếng mà chết. Người đời sau mò được ngọc trai, rửa bằng nước giếng ấy thì ngọc trong sáng thêm.

Đầu tiên nhân vật An Dương Vương trong truyện được thần linh giúp đỡ là do nhà vua sớm đề cao cảnh giác xây dựng loa thành xây thành đắp lũy cho rèn đúc vũ khí để chống giặc ngoại xâm. Ông đã cho dời đô từ Phú Thọ về vùng đồng bằng Đông Anh Hà Nội ngày nay. Điều đó chứng tỏ rằng ông là một ông vua rất thông minh sáng suốt thể hiện bản lĩnh vững vàng của nhà vua. Thế nhưng ông cứ xây thành thì ban ngày xây ban đêm lại đổ, nhân dân giải thích chuyện này là do ma quỷ quấy nhiễu. Thế nhưng thực tế là do ông chưa hiểu được thế đấy ở vùng đồng bằng này. Sau đó nhờ có thần Kim Quy giúp đỡ nên ông xây thành chỉ nửa tháng là xong. Hành động lập đàn trai giới, đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa Đông đợi sứ Thanh Giang, nghe lời Rùa Vàng diệt trừ yêu quái,... thể hiện thái độ trân trọng hiền tài của An Dương Vương trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Sự giúp đỡ của Rùa Vàng chứng tỏ việc xây Loa Thành của An Dương vương là hợp ý trời, hợp lòng người, cho nên được dân chủng ủng hộ. Tưởng tượng ra sự giúp đỡ này nhân dân ta đã ca ngợi công lao của An Dương Vương trong việc dựng thần chế nỏ cũng như những chiến công trong việc đánh giặc của dân tộc ta. Có chiếc nỏ thần nên An Dương Vương đánh cho quân giặc xâm lược khiếp sợ. Sự thất bại của ông chính là lúc ông coi thường khinh suất kẻ địch khi nhà vua chấp nhận lời làm hòa của kẻ thù thậm chí còn nhận lời cầu hôn của Triệu Đà và còn để cho Trọng Thủy về ở rể. Ở đây sai lầm của ông là đã lơ mơ khinh thường về sự sảo quyệt của kẻ thù đẩy nước nhà đến cảnh nước mất nhà tan. Ông quá khinh địch tự cho mình có nỏ thần có thành quách kiên cố nên không sợ ai. Bên cạnh đó ông còn có tư tưởng muốn yên ổn không muốn chiến tranh có tâm lý muốn an nhàn. Chi tiết Rùa Vàng và hình ảnh ông chém đầu con gái là tưởng tượng của nhân dân ta thể hiện sự biết ơn của nhân dân ta về những chiến công mà ông đã đạt được và thể hiện sự kính trọng của tác giả về một con người kiên trực luôn luôn phục vụ đất nước nhân dân và sẵn sàng giết chết con gái mình khi bán nước. Điều đó cũng nhằm xoa dịu nỗi đau của nhân dân về chuyện mất nước.

Câu chuyện có tính cao trào chính là do hình tượng nhân vật Mị Châu. Nhân vật này là con gái vua nhưng đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng. Đầu tiên sai lầm của Mị Châu là ở chỗ Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và khi rút chạy nàng cũng không phân được đâu là thù đến khi chiến trận giữa hai nước xảy ra ở chỗ vẫn rắc lông ngỗng cho Trọng Thủy và quân lính đuổi theo. Trước tiên ta thấy rằng Mị Châu với thân phận là công chúa nhưng cũng không phân biệt đâu là bạn đâu là thù chỉ nghĩ đến tình cảm vợ chồng mà không suy nghĩ sâu sa đến cảnh đất nước. Chúng ta cũng cần trách An Dương Vương cũng là một người cha không dậy được con không dạy cho con biết đâu là thù đâu là bạn đẩy con gái đến bờ vực của một kẻ hại nước bán nước. Cuối cùng phần kết chuyện nhân vật Mị Châu bị cho chém chết hành động này là một sự trừng trị thích đáng với Mị Châu. Cuối cùng hình ảnh Mị Châu cũng được hóa thành ngọc trai mà không chết thể hiện tấm lòng nhân đạo và cũng rất bao dung của tác giả dân gian. Bên cạnh việc ta trách móc nhân vật Mị Nương ta cũng thấy rằng Mị Nương cũng là một người vợ mà đã là một người vợ thì phải theo chồng nghe theo ý kiến của chồng. Tuy vật ta bỏ qua những yếu tố ảnh hưởng đến những hành động sai lầm của nhân vật thì chính bản thân Mị Nương là người đáng trách nhất. Qua hình tượng nhân vật Mị Nương tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung.

Nhân vật Trọng Thủy chính là nhân vật cốt lõi gây ra tình cảnh mất nước của nước Âu Lạc. Trọng Thủy chính là một kẻ thù của nhân dân ta khi nghe theo lời cha để sai khiến vợ ăn trộm nỏ thần khiến chúng ta rơi vào cảnh nước mất nhà tan. Có thể nói hành động của Trọng Thủy là hành động xấu xa của một tên ăn cắp lợi dụng sơ hở của người khác. Bên cạnh đó hình ảnh ngọc trai giếng nước cũng là một hình ảnh khá đẹp kết thúc câu chuyện và cũng là kết thúc mối tình giữa hai người. Chính việc thêm vào truyện các chi tiết thần kì này đã giúp cho câu chuyện thêm hấp dẫn và sinh động. Tình yêu Mị Châu – Trọng Thủy thắm thiết nhưng bi thảm. Nhân dân ta không ca ngợi, mà chỉ dành cho họ một niềm thương xót vì hạnh phúc lứa đôi của họ bị chiến tranh làm cho tan vỡ. Mối oan tình ấy đã được đền bù bằng hình ảnh ngọc trai, giếng nước. Đây là hình ảnh thể hiện thái độ phản kháng chiến tranh xâm lược, là tiếng nói nhân đạo và cũng là cách kết thúc có hậu của truyện cổ. Nó cũng thể hiện một cái nhìn bao dung của nhân dân ta với các nhân vật lịch sử và với tất cả những gì đã xảy ra.

Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, cho đến tận ngày nay vẫn chiếm được cảm tình của người đọc. Người ta đọc truyện để hiểu về lịch sử, để rút ra những bài học bổ ích cho mình và cho con cháu đời sau. Nhưng không chỉ thế, đọc truyền thuyết này, người ta còn muốn hiểu sâu sắc hơn bi kịch của một mối tình rất đẹp trong lịch sử.

Thảo luận

Lời giải 2 :

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về đặc trưng truyền thuyết dân gian ( gồm cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tập trung phản ánh vấn đề dựng nước và giữ nước)

- Giới thiệu về xuất sứ, khái quát nội dung truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy (Được rút từ truyện Rùa vàng trong tuyển tập Lĩnh Nam chích quái, kể về quá trình dựng nước và mất nước của An Dương Vương).

II. Thân bài

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ. đánh giặc.

- Tiếp nối sự nghiệp vua Hùng, An Dương Vương rời đô từ Phong Châu về vùng đồng bằng Phong Khê để ổn định và phát triển đất nước.

⇒ Rời đô, xây thành là một quyết định sáng suốt của vị minh quân

- Nhưng việc xây thành gặp nhiều khó khăn đắp tới đâu lở tới đấy. An Dương Vương đã lập đàn trai giới, đón tiếp cụ già ở phương xa, ra cửa Đông đón Rùa Vàng

⇒ An Dương Vương luôn trăn trở, suy nghĩ cho vận mệnh đất nước, biết trọng hiền tài.

- An Dương Vương cho xây thành cao rộng, hình xoắn ốc

⇒ Tài năng quân sự, có tầm nhìn xa.

- Khi Rùa thần từ biệt, nhà vua băn khoăn“Nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”

⇒ Ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác của nhà vua.

- Lấy vuốt rùa làm lẫy, nhờ Cao Lỗ chế nỏ đánh thắng mọi kẻ thù, giặc xâm lược. Hình ảnh chiếc nỏ thần mang nhiều ý nghĩa:

+ Là sức mạnh thần linh ban tặng cho nhà nước Âu Lạc.

+ Tượng trưng cho sức mạnh của nhà nước Âu Lạc, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù.

+ Là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và thể hiện trình độ sản xuất của nhân dân thời kì ấy.

→ Tiểu kết:

- Nội dụng:

+ An Dương Vương là một vị vua anh minh, sáng suốt, luôn suy nghĩ cho vận mệnh của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân, biết trọng người tài, được sự đồng tâm, giúp đỡ của cả trời đất và nhân dân.

+ Thể hiện tiếng nói ca ngợi của nhân dân về An Dương Vương

+ Niềm tự hào về sự đoàn kết, lớn mạnh, những chiến công và trình độ phát triển của nhân dân thời kì lịch sử ấy.

- Nghệ thuật:

+ Các chi tiết hư cấu, tưởng tượng (Cụ già, Rùa vàng)

+ Kết hợp sự thật lịch sử và các chi tiết hư cấu.

2. Bài học mất nước gắn với những sai lầm của An Dương Vương và bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy

a. Những sai lầm của An Dương Vương.

+ Lơ là, mất cảnh giác: An Dương Vương đã gả con gái cho con trai kẻ thù và đồng ý cho Trọng Thủy ở rể.

+ Chủ quan, khinh địch, ỷ vào sức mạnh của thành trì, vũ khí: Quân Triệu đà sang xâm lược nhà vua vẫn ung dung đánh cờ.

+ Hành động của An Dương Vương ở cuối truyện tuốt gươm đâm chết Mị Châu quyết liệt, dứt khoát, thể hiện sự thức tỉnh muộn màng, hi sinh tình cha con vì trách nhiệm với đất nước.

+ Hình ảnh kì ảo An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rẽ một đường xuống biển thể hiện sự bất tử của nhà vua và sự trân trọng của nhân dân với nhà vua.

b. Bi kịch tình yêu của Mị Châu – Trọng Thủy

• Nhân vật Mị Châu:

+ Mị Châu hết lòng yêu thương và tin tưởng chồng: Đưa Trọng Thủy đi thăm thú Âu lạc, cho chồng xem nỏ thần và dạy cách sử dụng, rắc lông ngỗng chỉ đường để Trọng Thủy đi tìm.

+ Mị Châu nhẹ dạ cả tin mù quáng, bị Trọng Thủy lừa dối cướp nỏ thần chạy về nước, trước những lời nói kì lạ của Trọng Thủy không mảy may nghi ngờ.

+ Lời nguyền trước lúc chết của Mị Châu là lời thức tỉnh cũng là lời thanh minh cho tấm lòng nàng.

+ Cái chết của Mị Châu là sự trừng phạt nghiêm khắc của nhân dân đối với những sai lầm nghiêm trọng của nàng.

+ Chi tiết “Mị Châu chết ở bờ biển máu chảy xuống nước, sò ăn phải đều hóa thành hạt châu” cho thấy cái nhìn cảm thông nhân hậu của nhân dân ta, vì xét cho cùng Mị Châu cũng là một nạn nhân.

• Nhân vật Trọng Thủy:

+ Là tên gián điệp nguy hiểm, trực tiếp gây ra bi kịch của hai cha con An Dương Vương: Lợi dụng tình yêu và sự ngây thơ của Mị Châu để lừa dối, ăn cắp nỏ thần, dụ Mị Châu rắc lông ngỗng dẫn đường.

+ Đau lòng, xót thương vợ, hối hận muộn màng. Trọng Thủy cũng là nạn nhân của của chiến tranh xâm lược phi nghĩa: Sau khi Mị Châu chết, ôm xác vợ khóc lóc, thương nhớ, lao đầu xuống giếng tự tử.

+ Chi tiết ngọc trai – giếng nước mang ý nghĩa hóa giải sự hận thù, thể hiện tấm lòng bao dung của nhân dân đối với những lội lầm đáng tiếc của hai nhân vật.

c. Bài học cho bi kịch mất nước:

+ Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kẻ thù.

+ Luôn củng cố sức mạnh của dân tộc, không ỷ vào thành cao hào sâu vũ khí sắc bén mà chủ quan, khinh địch, lơ là cảnh giác.

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình với quốc gia, dân tộc, cá nhân với tập thể.

III. Kết bài

- Khát quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện

- Mở rộng: Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy mang đặc trưng tiêu biểu của thể loại truyện truyền thuyết. Ngoài ra còn có những truyền thuyết phản ánh quá trình dựng nước giữ nước khác như: Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy tinh,...

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK