Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 1: Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc phương...

Câu 1: Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc phương thức biểu đạt nào A. Miêu tả; B. Tự sự; C. Biểu cảm; D. Nghị luận. Câu 2: Vì sao em biết truyện “Dế Mèn phiêu

Câu hỏi :

Câu 1: Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” thuộc phương thức biểu đạt nào A. Miêu tả; B. Tự sự; C. Biểu cảm; D. Nghị luận. Câu 2: Vì sao em biết truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” thuộc phương thức biểu đạt mà em biết? A. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc; B. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người; C. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc; D. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá bình, bàn luận. Câu 3: Từ nào sau đây là từ láy? A. Lưỡi liềm; B. Phành phạch; C. Rung rinh; D. Câu B và C. Câu 4: Vì sao bài học ấy trở nên thấm thía với người đọc, đặc biệt là các em thiếu nhi? A. Vì tính chất giáo huấn đậm nét. B. Vì bài học ấy là do Dế Mèn- một nhân vật “ cũng ở tầm tuổi như các em”- tự rút ra. C. Vì bài học được rút ra từ một tình huống truyện hết sức độc đáo và từ diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật chính. D. Vì Tô Hoài đã có sự dự báo về bài học đó từ trước. Câu 5: Cà Mau là vùng địa danh nào của Tổ Quốc? A. Vùng Đông Bắc; B. Vùng Tây Bắc; C. Vùng cực nam Tổ quốc; D. Vùng Tây Nguyên. Câu 6: Các địa danh của vùng Cà Mau được gọi theo cách nào? A. Theo đặc điểm của từng vùng đất, từng con sông. B. Theo những danh từ mĩ lệ. C. Theo tên các danh nhân. D. Theo dấu ấn lịch sử . Câu 7: Nối cột A với cột B để tạo nên các hình ảnh so sánh: Cột A Nối Cột B A. Cánh đống lúa vàng rực 1. như những viên ngọc lấp lánh. B. Những bông hoa phượng đỏ rực 2. như những chiếc khăn choàng. C. Những hạt sương long lanh 3. như một tấm thảm khổng lồ. D. Những dải mây hồng trên đỉnh núi 4. như những đốm lửa. Câu 8: Từ “ rất” trong câu “rất ưa nhìn”là phó từ: A. Chỉ quan hệ thời gian. B. Chỉ mức độ. C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. D. Chỉ sự phủ định. Câu 9: Tổ hợp nào sau là cụm động từ? A. chèo thoát qua kênh Bọ Mắt. B. đổ ra sông Cửa Lớn. C. xuôi về Năm Căn. D. Tất cả đều đúng. Câu 10: Tổ hợp nào sau đây là cụm tính từ? A. Bơi hàng đàn đen trũi. B. Cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. C. Xuôi giữa dòng con sông rộng. D. Mọc dài theo bãi. Câu 11: Từ “cứ” trong câu “chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ” là phó từ : A. Chỉ quan hệ thời gian. B. Chỉ mức độ. C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự. D. Chỉ sự phủ định . Câu 12: Câu văn nào có sử dụng phó từ? A. Cô ấy cũng có răng khểnh; B. Mặt em bé tròn như trăng rằm; C. Da chị ấy mịn như nhung; D. Chân anh ta dài nghêu. Câu 13: Điền vào chỗ trống những tính từ miêu tả các bộ phận của Dế Mèn? A. Đôi càng ............................... B. Những cái vuốt...................... C. Đôi cánh................................ D. Hai cái răng........................... Câu 14: Xác định tính từ trong các từ sau? A. Vùng dậy; B. Vươn vai; C. Oai phong; D. Bước lên. Câu 15: Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn? A. Chú bé; B. Tráng sĩ ; C. Vươn vai; D. Mông ngựa. II. Tự luận.  Câu 1: Đoạn văn nói về chợ Năm Căn là đoạn văn sinh động. Điều đó được thể hiện qua những chi tiết nghệ thuật nào? Câu 2: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi?

Lời giải 1 :

I. TRẮC NGHIỆM.

C1: B

C2: A

C3: D

C4: A

C5: C

C6: A

C7:

A - 3

B- 4

C- 1

D- 2

C8: B

C9: D

C10: D

C11: C

C12: A

C13:

A. Đôi càng mẫm bóng

B. Những cái vuốt nhọn hoắt

C. Đôi cánh như cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

D. Hai cái răng đen nhánh

C14: C

C15: B

II. TỰ LUẬN.

Câu 2:

Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài.

Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.

Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.

Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.

Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.

Thảo luận

Lời giải 2 :

mk lm trắc nghiệm nha tự luận hok bt ^V^

Câu 1: B. Tự sự

Câu 2: A. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc

Câu 3: D. Câu B và C

Câu 4: A. Vì tính chất giáo huấn đậm nét.

Câu 5: C. Vùng cực nam Tổ quốc; D. Vùng Tây Nguyên.

Câu 6: A. Theo đặc điểm của từng vùng đất, từng con sông.

Câu 7: 

A. Cánh đống lúa vàng rực - 3. như một tấm thảm khổng lồ.

B. Những bông hoa phượng đỏ rực - 4. như những đốm lửa.

C. Những hạt sương long lanh - 1. như những viên ngọc lấp lánh.

D. Những dải mây hồng trên đỉnh núi - 2. như những chiếc khăn choàng.

Câu 8: B. Chỉ mức độ.

Câu 9: D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: D. Mọc dài theo bãi.

Câu 11: C. Chỉ sự tiếp diễn tương tự.

Câu 12: 

Câu 13:

A. Đôi càng mẫm bóng

B. Những cái vuốt nhọn hoắt

C. Đôi cánh như cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi

D. Hai cái răng đen nhánh

Câu 14: C. Oai phong

Câu 15: B. Tráng sĩ 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK