Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 8 rồi đó, đã là một cô học sinh chững chạc không như ngày này của 8 năm về trước. Tám lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó.
Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở ghi bài đủ loại với những hình chuột Mickey, công chúa váy hồng. Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng.
Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!”
Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị nhưng cũng không khỏi lo lắng hồi hộp.
Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 20.. – 20.... Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng.
Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả.
Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp.
Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng.
Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ.
Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết các bạn ngồi cùng bàn tên là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương!
Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sáng cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung - không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.
Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: "Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con". Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: "Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em" Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Cô bảo: "Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học". Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: "Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi". À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.
Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: "Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về". Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được "thưa cô giáo", lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!
Bài thứ 2
Thời gian trôi qua mau, những năm tháng khổ cực ngày xưa đã lùi vào quá khứ. Vậy mà mỗi lần cô cháu gái 14 tuổi tò mò hỏi tôi câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa của nó là tôi lại không kìm được xúc động. Sáng nay, con bé vô tình hỏi tôi cảnh lão Hạc bán chó. Câu chuyện hôm ấy chợt hiện về trong trí nhớ.
Thời ấy, người có học thức không nhiều nên mọi việc giấy tờ đều qua chỗ ông giáo cả. Nhà tôi với ông giáo là chỗ thân quen nên hay nhờ vả ông. Năm ấy, tôi mới 7 tuổi. Một hôm, thầy u bảo tôi sang nhờ ông viết một lá đơn xin cho chị tôi đi làm ở đâu đó. Tôi lon ton chạy đi, thầm nghĩ sẽ hỏi ông bài thơ mới học lén được hôm qua.
Sang nhà ông giáo được một lúc, khi tôi đang chăm chú nghe ông giảng giải thì thấy lão Hạc từ phía ngõ đi vào. Tôi nhìn dáng đi của lão, chợt thấy thương lão vô cùng. Lão Hạc là một lão nông già nghèo khổ, vợ mất, lão sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì không lấy được vợ đã bỏ làng đi đồn điền cao su. Lão hay đi làm thuê nhưng từ bận ốm nặng, tôi cũng ít thấy lão. Lão tiều tụy hẳn đi, thất thểu đi đến. Tôi biết lão và ông giáo rất hay trò chuyện nên chào hỏi rồi chạy xuống bếp với vợ ông giáo.
Tôi lễ phép chào bà giáo rồi ngồi đó, vừa đăm chiêu suy nghĩ câu thơ vừa rồi vừa lắng nghe câu chuyện của hai người. Tôi nghe giọng lão Hạc thốt lên:
- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
- Cụ bán rồi? Tôi nghe tiếng ông giáo đáp lại
- Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
Nghe đến đây tôi ngạc nhiên ghé mắt qua cánh cửa hơi khép, không tin được lão đã bán con Vàng. Lão coi nó như con ruột, làm sao có thể? Nhưng nhìn khuôn mặt lão, tôi chợt hiểu. Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt thì ầng ậng nước.
- Thế nó cho bắt à? Ông giáo vỗ vai lão và hỏi.
Qua khe hở, tôi thấy mặt lão đột nhiên co dúm lại, những vết nhăn xô lại ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Rôi lão hu hu khóc...
- Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!
Giọng lão run run, không kiềm chế được mà hòa trong tiếng khóc. Bất giác, tôi cũng thấy lòng mình nặng trĩu. Mấy hôm trước, tôi còn thấy con Vàng quanh quẩn ở cửa nhà lão. Chắc chẳn lão khổ tâm lắm.
Tiếng ông giáo lại vang lên cắt đứt suy nghĩ của tôi:
- Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả biết đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt? Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.
Tiếng lão Hạc cất lên chua chát:
- Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút... kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn...
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng chúng tôi sung sướng hơn chăng?
- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng
Hai người đối đáp qua lại, tôi nghe hiểu câu được câu không, chỉ thấy thương lão Hạc phải cô độc một mình.Mãi sau, tôi nghe tiếng ông giáo ôn tồn:
- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... Thế là sướng.
- Vâng! Ông giáo dạy phải! Ðối với chúng mình thì thế là sung sướng.
Sau đó, ông giáo và lão Hạc còn nói thêm chuyện gì đó nhưng tôi không theo dõi nữa. Trong đầu tôi chỉ băn khoăn, chua xót cho câu chuyện của lão Hạc. Lão đã già rồi mà vẫn phải sống trong đau khổ, lão vẫn chờ con trai trở về.
Rồi bất ngờ, lão lựa chọn cách ra đi. Mãi tới luc ấy, tôi mới hiểu kiếp người khổ cực của lão và của biết bao người nông dân thời bấy giờ. Câu chuyện bán chó của lão Hạc đã qua đi nhiều năm, song hình ảnh người nông dân giàu tình yêu thương, lòng tự trọng ấy vẫn vẹn nguyên trong tâm trí tôi.
Thời gian trôi nhanh thật! Đối với tôi nó mới chỉ vừa thoáng qua thôi thế giờ ngoảnh lại đã tám năm rồi. Giờ đây, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều nhưng trong lòng tôi vẫn không thể nào quên được khoảnh khắc trong buổi đầu đi học đầu tiên của mình luôn cất giấu kí ức tuổi thơ hồn nhiên, tươi sáng.
Tôi vẫn nhớ như in cái buổi đầu tiên tôi đi học. Hôm ấy, là một buổi sáng tinh mơ những cơn gió thu mát dịu khẽ lùa thổi nhẹ nhàng qua khe cửa sổ đánh thức tôi bừng tỉnh giấc. Cũng bởi cảm giác bồi hồi vì hôm nay chính là ngày đầu tiên tôi đi học nên có một chút lo lắng. Thế nên hôm nay tôi chủ động dậy sớm hơn hàng ngày để chuẩn bị đi học đúng giờ. Tôi nhanh chân vội vàng dậy đi ra ngoài đã thấy bóng mẹ đang lục đục dưới bếp để nấu ăn sáng cho gia đình. Một lẽ là mẹ tôi là người khá cẩn thận chu đáo trong gia đình mẹ muốn chính tay nấu cho gia đình vì mẹ lo cho sức khỏe của mọi người. Hôm nay khi khoác trên mình bộ quần áo đồng phục mới tinh, nhìn vào gương khiến tôi bật cười: "Trông hôm nay mình như người lớn vậy".
Dường như không còn là một cô nhóc bé nhỏ nữa mà đã trưởng thành hơn rất nhiều tôi ngỡ ngàng khi nhìn lại trong gương như không phải là tôi nữa rồi. Mẹ tôi đã chuẩn bị mọi thứ đồ dùng học tập: sách giáo khoa, bút, cặp, vở…đầy đủ gọn gàng vì mẹ cũng lo lắng cho ngày đầu tiên tôi đi học. Lúc đó, chợt trong lòng tôi trong này hiện lên hai tâm trạng rõ rệt: Một là, tôi có chút hào hứng, vui mừng vì hôm nay được đến trường mới gặp được bạn bè mới, nhưng trong lòng thấp thoáng sự lo sợ khiến tôi hơi run vì tôi sắp phải đến một nơi mà tôi chưa từng đặt chân tới.
Thần người một lúc trước gương thì giọng nói ngọt ngào quen thuộc khẽ gọi "Linh ơi!" khẽ thức tỉnh tôi khỏi những dòng suy nghĩ của một cô bé vẫn còn đang đứng ngẩn người trong tấm gương lớn. Đồ ăn đã được bày gọn gàng trên bàn những món ăn bổ dưỡng nhằm cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc hiệu quả. Bố lại gần khẽ xoa đầu tôi và bảo: 'Hôm nay con gái của bố đi học ngoan ngoãn học tập chăm chỉ và phải vâng lời cô giáo nghe chưa".
Hôm nay, tôi được mẹ đèo đi học trên con đường làng quen thuộc để tôi đến trường dường như tôi đã đi qua nhiều lần mà sao hôm nay mọi thứ hiện diện xung quanh tôi dường như trở nên xa lạ đến lạ kì. Ngồi đằng sau xe mẹ, mà tôi cứ thấp thỏm không yên cứ ngó trước, ngó sau khiến cho mẹ bực mình vì không vững tay lái.
Hôm nay dường như nó trở nên xa hơn trải dài không biết bao lâu nữa mới tới nơi. Cảnh vật hai bên vệ đường đến những tán lá cây bàng đã đổi màu úa vàng khẽ rơi rụng từ từ nhưng cũng đã lấp đầy cả một gốc đất, những ngôi nhà thấp thoáng hiện ra đầy mới mẻ như vừa mới được xây song vậy. Chợt có một cơn gió mới khẽ thổi qua khiến tôi chợt cảm thấy se lạnh mang theo một một không khí trong lành thoáng mát xen lẫn phả vào chút mùi hương của sương sớm và hoa cỏ dại. Xa xa, tôi đã thấy bóng ngôi trường mới hiện ra trước mặt sau hàng cây phượng vĩ đỏ thắm và dần dần ngôi trường đã gần hơn trước mắt tôi.
Thường ngày, tôi có đi qua trường thoáng trông thấy nó nhỏ lắm mà hôm nay lại gần thì ngôi trường lại trở nên to lớn lạ kì toát lên trong mình một vẻ đẹp uy nghiêm, sang trọng. Cánh cổng trường giang rộng như một cánh tay khổng lồ mở ra thể hiện tình yêu thương như đang chào đón những mầm non tương lai của đất nước. Tôi rụt rè nấp sau lưng mẹ lúc ấy tôi trở nên nhỏ bé mãi sau mẹ tôi nắm chặt tay tôi dắt tôi bước vào cánh cổng trường.
Tôi níu lấy tay mẹ rụt rè lo lắng khi bước vào một biển người đang đông vui trên sân trường nhìn mãi thì thấy hầu như ai cũng mặc đồng phục mới tinh đẹp đẽ gọn gàng, gương mặt đều tươi cười thể hiện niềm hạnh phúc vui sướng trong ngày đi học mới. Trong đám người tôi cố ngó trông xem có quen ai không nhưng sao ai cũng đều lạ lẫm như chưa gặp bao giờ. Thấy những anh, chị lớn đang nô đùa dưới sân khiến tôi trở nên nhỏ bé cứ ngượng ngùng nắm chặt lấy tay mẹ.
Bỗng chợt hồi trống vang lên dõng dạc khiến tôi có chút giật mình tôi bắt đầu thấy run. Nhìn bên cạnh đã thấy một nhóm bạn cùng chăng lứa cũng đang đứng một góc sân một số bạn nhút nhát khóc mãi không thôi khiến tôi cũng nức nở sợ sệt bám lấy mẹ đòi về nhưng một lúc sau khi lấy lại bình tĩnh mọi thứ lại trở nên thân quen.
Buổi khai giảng diễn ra nhanh chóng, sau hồi trống mạnh mẽ cô hiệu trưởng đánh lên như chính là khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi bắt đầu cho một năm học mới đạt được nhiều thành công. Cùng với lời chúc cô hiệu trưởng với giọng nói ấm áp như lan tỏa tình yêu thương đến với toàn toàn thể học sinh trong trường. Khi được chia lớp theo danh sách tuyển chọn tôi được vào lớp chọn là lớp 1a quay sang tôi nhận ra một số bạn gần nhà không ngờ cũng học cùng một lớp.
Tôi cùng các bạn bước vào lớp học lúc này không gian lớp đối với mọi thứ hoàn toàn mới lạ từ những bàn ghế gỗ cho tới tấm bảng đen lớn… mọi thứ tôi đều chưa biết đến khác xa so với tôi còn học dưới lớp dưới. Ngó quanh thấy nhiều bạn mới tất cả đều mang trong mình tâm trạng lo lắng, rụt rè, e ngại nên ai cũng im lặng. Bỗng cô chủ nhiệm nhẹ nhàng bước vào lớp trên gương mặt phúc hậu của cô luôn nở nụ cười tươi dịu dàng chào chúng tôi.
Ngay từ lần đầu tiên, cô cho tôi cảm giác gần gũi thân thương như người chào đón những đứa con. Cô cùng tôi ổn định lại chỗ ngồi và mọi thứ trong lớp học rồi cô nhẹ nhàng làm quen muốn tạo cho không gian lớp học không còn sự lạ lẫm như lúc đầu mà trở nên gần gũi hơn. Khiến tôi trở nên không còn e ngại xấu hổ mà đã dần thích nghi xung quanh tự tin nói chuyện với những bạn mới xung quanh. Và rồi là giọng nói nói ấm áp dịu dàng của cô giáo, những hạt bụi phấn trắng bay trong gió đó chính là khởi đầu đó lại bài học đầu tiên của tôi.
Bài giảng của cô như thấm dần vào trong tâm trí của tôi khiến tôi ghi nhớ, chăm chú nghe giảng vì nó mở ra một nền tri thức mới. "đó chính là bài học mà tôi học được đầu trong ngôi trường mới nhưng chính là cánh cửa tri thức đánh dấu sự khởi đầu trên con đường tương lai của tôi sau này, chắp cánh cho ước mơ của tôi bay cao, bay xa khám phá được những điều mới mẻ, rộng lớn. Trang vở mới tinh mà ngày đầu tiên tôi đi học với nét chữ nắn nót, cẩn thận viết lên nó đã in sâu trong kí ức tuổi thơ của tôi. Và chính là niềm hạnh phúc trong buổi đầu tiên khi được đến trường.
Tôi sẽ luôn nhớ mãi kỉ niệm sâu sắc về buổi đầu tiên đi học rụt rè, bỡ ngỡ khi ngày đầu tiên tôi đến trường. Kí ức đó sẽ khắc sâu trong kí ức tuổi thơ của tôi mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng tôi sẽ trân trọng mãi sau này.
~~Ġööď Ľŭčĸ~~
@karmaakabane2512
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK