Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 ĐỀ SỐ 3. I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn...

ĐỀ SỐ 3. I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản: NÓI VỚI EM (Vũ Quần Phương) Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ

Câu hỏi :

ĐỀ SỐ 3. I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản: NÓI VỚI EM (Vũ Quần Phương) Nếu nhắm mắt trong vườn lộng gió, Sẽ được nghe thấy tiếng chim hay, Tiếng lích chích chim sâu trong lá, Con chìa vôi vừa hót vừa bay. Nếu nhắm mắt nghe bà kể chuyện, Sẽ được nhìn thấy các bà tiên, Thấy chú bé đi hài bảy dặm, Quả thị thơm, cô Tấm rất hiền. Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ, Đã nuôi em khôn lớn từng ngày, Tay bồng bế, sớm khuya vất vả, Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay. (Trích SGK Tiếng Việt 2, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2002) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. (0,5 điểm) Tác giả nhắc nhở tuổi thơ điều gì ở khổ thơ cuối? Câu 3. (1,0 điểm) Xác định từ loại và cho biết công dụng của những từ in đậm trong văn bản? Câu 4. (1,0 điểm) Qua văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân? II. Tạo lập văn bản (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong đời sống mỗi con người. Câu 2. (5,0 điểm) Kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ. (Văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm)

Lời giải 1 :

câu 1 : PTBĐ chính là : biểu cảm . kết hợp một số miêu tả và tự sự.

câu 2 : Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ.

câu 3 : câu 3 bạn chỉ ra từ nào in đậm giúp mình

câu 4 : Tác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

II/

caau1 :          bài làm

 "Nói với em" là bài thơ dạt dào tình thương mến của Vũ Quần Phương. Trong mỗi câu thơ mở đầu, ba tiếng "Nếu nhắm mắt..." được điệp lại ba lần, qua đó nhà thơ khẽ nhắc các em thơ gần xa hãy nhắm mắt để lắng nghe, hãy nhắm mắt để hồi tưởng, hãy nhắm mắt để suy nghĩ.Khổ thơ thứ nhất, tác giả nói rằng nhắm mắt để lắng nghe và "sẽ được nghe nhiều" tiếng chim trong vườn, tiếng "lích rích" của chim sâu, tiếng hót của con chim chìa vôi. Tiếng chim ở đây cũng là tiếng đời, là âm thanh của thiên nhiên và của sự sống.Khổ thơ thứ hai, tác giả khuyên em thơ hãy "nhắm mắt nghe” tiếng kể chuyện cổ tích của bà"Có nhắm mắt nghe" thì "sẽ được nhìn thấy", sẽ được sống trong mơ ước thần tiên. Bà sẽ dẫn cháu đi vào thế giới thần kì. Bà sẽ chắp cánh ước mơ cho cháu bay lên cùng các tiên nữ, cùng cô Tấm, cùng chú bé đi hài bảy dặm.Nếu biết "nhắm mắt nghe" thì tuổi thơ sẽ hạnh phúc biết bao. Hình ảnh bà và thế giới cổ tích mãi mãi sống trong tâm hồn tuổi thơ, sẽ là hành trang đẹp để tuổi trẻ bước vào đời.Khổ thơ cuối, tác giả nhắc tuổi thơ hãy "nhắm mắt nghĩ"... Nghĩ về cha mẹ. Nghĩ về công ơn nuôi dưỡng, bồng bế, dạy báo... con vô cùng vất vả của cha mẹ.

"Công cha như núi Thái Sơn - Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra" sao chúng ta không "nghĩ"? Có biết "nghĩ" về công ơn của cha mẹ thì mới biết cách đền đáp, mới biết báo hiếu mẹ cha.Câu thơ "Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay" là một câu thơ hay, một lời khuyên đẹp. Nhắm mắt để nghĩ cho sâu, mở mắt để nhìn cho rõ. Có thế mới tròn chữ hiếu của đạo làm con.Bài thơ "Nói với con" có một lối viết nhẹ nhàng mà thấm thíaTác giả nhắc nhở tuổi thơ chúng ta phải biết học cách nghe, học cách nhìn, học cách nghĩ, nghĩa là phải biết sống đẹp, sống nhân hậu, sống có tình nghĩa thủy chung.

câu 2 : link bạn tham khảo : https://vndoc.com/hay-ke-mot-ki-niem-voi-nguoi-ban-tuoi-tho-khien-em-xuc-dong-va-nho-mai-155441

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK