Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 PHẦN I (6 điểm): Trong bài “Đất nước” nhà thơ...

PHẦN I (6 điểm): Trong bài “Đất nước” nhà thơ Nguyễn Đình Thi có những câu thơ thật bình dị mà tràn đầy tình cảm dạt dào về đất nước Việt Nam: “Và ở đâu trên k

Câu hỏi :

PHẦN I (6 điểm): Trong bài “Đất nước” nhà thơ Nguyễn Đình Thi có những câu thơ thật bình dị mà tràn đầy tình cảm dạt dào về đất nước Việt Nam: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi! Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...” Câu 1 (0.5đ): Những câu thơ trên gợi em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hãy chép chính xác khổ thơ ấy. Câu 2 (1.0đ): Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa gì trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà thơ? Câu 3(0.5đ): Trong khổ thơ em vừa chép, tác giả đã sử dụng rất hiệu quả các biện pháp tu từ. Hãy chọn và nêu tác dụng của một trong số các biện pháp tu từ đó. Câu 4(3.5đ): Bằng đoạn văn theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng 12 câu), hãy trình bày cảm nhận về cảm xúc mùa xuân đất nước qua khổ thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế để liên kết câu và một câu bị động. (Gạch chân, chú thích rõ). Câu 5 (0.5đ): Trong chương trình Ngữ văn THCS em đã học có một văn bản cũng ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước. Nêu tên văn bản và ghi rõ tên tác giả. TIẾT 2 (TỐI NGÀY 23/3/20) Bài 2: (6 điểm): Kết thúc bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) là những dòng thơ vô cùng xúc động: “… Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” Câu 1 (1.0đ): Chỉ ra mạch vận động cảm xúc được biểu hiện trong bài thơ trên? Câu 2 (1.0đ): Hình ảnh “cây tre” bên lăng Bác được nhà thơ miêu tả trong khổ thơ đầu và được nhắc lại trong khổ thơ cuối có ý nghĩa gì? Câu 3 (3.5đ): Dựa vào đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 12 câu) theo cách lập luận T-P-H để thấy được cảm xúc lưu luyến của tác giả khi rời lăng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và phép lặp. (Gạch chân và chú thích câu phủ định và từ ngữ dùng làm phép lặp). Câu 4 (0.5đ): Một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng diễn tả ước nguyện đẹp đẽ với những hình ảnh tương tự khổ thơ trên. Em hãy ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả.

Lời giải 1 :

thơ Nguyễn Đình Thi có những câu thơ thật bình dị mà tràn đầy tình cảm dạt dào về đất nước Việt Nam: “Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi! Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...” Câu 1 (0.5đ): Những câu thơ trên gợi em liên tưởng đến khổ thơ nào trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Hãy chép chính xác khổ thơ ấ

Thảo luận

Lời giải 2 :

PHẦN I

Câu 1 : Những câu thơ trên cho em liên tưởng tới khổ thơ:

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước

Nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, cho dù trước mắt nhiều khó khăn, gian lao. Và đất nước được hình dung bởi hình ảnh so sánh đẹp và ý nghĩa.

Câu 2

+ Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện niềm yêu mến cuộc sống đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.

+ Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Câu 3

TH sử dụng h.ảnh so sánh đẹp:"đất nước như vì sao" để liên tưởng đến 1 tương lai rực rõ, huy hoàng của đất nước và thể hiện niềm tin vững chắc vào sự phát triển của đất nước

Câu 4

- Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của mùa xuân xứ Huế và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. - Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua vài nét khắc hoạ: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. - Qua vài nét khắc hoạ nhưng tác giả vẽ ra được cả không gian mênh mông, cao rộng của dòng sông xanh, hoa tím biếc - màu tím đặc trưng cho xứ Huế; cả âm thanh rộn rã của chim chiền chiện hót vang trời vọng từ trên cao, bông hoa mọc lên từ nước, giữa dòng sông xanh. Bức tranh xuân còn tràn trề sức sống được thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ. Từ “Mọc” lên trước chủ ngữ và đứng đầu khổ thơ. - Cảm xúc của tác giả sâu sắc, say xưa, ngây ngất trước vẻ đẹp tươi sáng tràn trề sức sống của mùa xuân được bộc lộ qua lời gọi, lời gọi chim “Ơi”, “hót chi”; qua sự chuyển đổi cảm giác, cảm nhận âm thanh tiếng chim từ chỗ: cảm nhận âm thanh bằng thính giác chuyển thành “từng giọt”, có hình, khối, cảm nhận bằng thị giác. “Từng giọt long lanh” ấy có ánh sáng, màu sắc, có thể cảm nhận bằng xúc giác: “Tôi đưa tay tôi hứng”. - Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp ở khổ 1 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, được viết vào tháng 11, thời tiết lúc đó là mùa đông giá rét. Tác giả đang bị bệnh nặng, chỉ hơn một tháng ông qua đời. Vì vậy qua khổ thơ, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ - người có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK