Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu...

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo

Câu hỏi :

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. (Ngữ văn 7, tập 1, NXB GD Việt Nam, 2019) a. Cho biết khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? b. Nêu hoàn cảnh sáng tác, phương thức biểu đạt chính, thể thơ và nội dung chính của bài. c. Xác định quan hệ từ, phó từ trong bài. d. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh, điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ đầu của bài thơ. e. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh, điệp ngữ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của bài thơ. f. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua hai câu thơ cuối bài thơ bằng một đoạn văn khoảng 6 câu. Trong đoạn có sử dụng cặp quan hệ từ ( gạch chân và chú thích rõ).

Lời giải 1 :

a. Bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh

b. 

-  Hoàn cảnh sáng tác:

+Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến.

+ Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng.

+Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch.

- PTBĐ biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả.

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

- Nội dung: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

c. 

- Quan hệ từ:  vì

- Phó từ: chưa

d. 

- So sánh " như tiếng hát xa'

- Điệp ngữ "lồng"

- tác dụng

+ tăng sức gợi hình, gợi cảm

+ Mở ra khung cảnh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng.

e. 

- so sánh "như vẽ người chưa ngủ"

- Điệp ngữ " chưa ngủ"

- Tác dụng

+ Nhấn mạnh hình ảnh người thi nhân trong đêm trăng sáng với những suy tư.

f.

Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc được mở ra với những nét vẽ đặc sắc. Vẻ đẹp thiên nhiên được gợi lên từ những âm thanh của tiếng suối. Tác giả so sánh tiếng suối như tiếng hát từ xa xa vọng lại, gợi lên vẻ đẹp tĩnh lặng, gần gũi và ấm áp. Bức tranh thêm màu sắc với hình ảnh trăng, cảm thấy được sự đan xen, hòa quyện với thiên nhiên. bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng nên sẽ càng làm cho thi nhân phải có những suy ngẫm , suy tư. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của Bác.

Thảo luận

-- Ad!

Lời giải 2 :

~~~~~~XIN 5 VOTE VÀ CLHN~~~~~~

Câu 1:

a. -Khổ thơ trên:

+Trích trong bài thơ: "Cảnh Khuya".

+Tác giả: Chủ Tịch Hồ Chí Minh ( Bác Hồ ).

b.

+Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1947 ở Chiến khu Việt Bắc. Trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng. Bài thơ Cảnh khuya đã được Hồ Chí Minh viết trong những đêm sống tại núi rừng Việt Bắc để lãnh đạo chiến dịch. ( hoặc chỉ cần ghi thời gian và địa điểm cũng được )

+PTBĐ: Biểu cảm ( chính ). Nếu không phải chính thì PTBĐ là tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm

+Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật ( bốn câu bảy chữ ).

+Nội dung chính của bài thơ: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.

c.

+Phó từ: chưa ( chỉ sự phủ định ).

+Quan hệ từ: như ( so sánh ), vì ( giải thích vì sao người chưa ngủ hoặc nguyên nhân tại sao người chưa ngủ ).

d.

+So sánh: "Tiếng suối trong như tiếng hát xa".

-Tác dụng:

+Phép so sánh giữa "tiếng suối trong" với "tiếng hát xa" cho thấy tiếng suối chảy róc rách trong trẻo, du dương như tiếng hát đằng xa. Tạo nên sự khác biệt khi từ trước giờ người ta chỉ so sánh tiếng suối trong với tiếng đàn ( Nguyễn Trãi - Bài Ca Côn Sơn ), nhưng Bác thì lại so sánh với tiếng hát, cho thấy sự sáng tạo của Bác.

+Điệp ngữ: "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa".

+Điệp từ: "lồng".

-Tác dụng:Làm cho cảnh khuya trở nên đan xen quấn quít ấm áp.

e.

+So sánh: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ".

-Tác dụng: miêu tả cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác.

+Điệp ngữ: "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

                    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".

+Điệp từ: "Chưa ngủ".

-Tác dụng:  Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác “chưa ngủ” vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc. Điệp từ "chưa ngủ" nhấn mạnh lí do vì sao Bác chưa ngủ, cho thấy Bác là người rất yêu nước.

f.

Bác là 1 người rất yêu trăng, hầu như bài thơ nào của Bác cũng tràn ngập ánh trăng. Bên cạnh đó, có 2 tính thi sĩ - chiến sĩ hoà quyện trong con người Bác. Bác vừa yêu trăng, vừa yêu nước, qua câu thơ "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Cho thấy, cả đêm, Bác trằn trọc không ngủ được. quá lo cho  nước nhà, lo cho vận mệnh, tương lai của đất nước mai sau nên Bác không thể ngủ yên. Nhờ có Bác, ta mới có được 1 cuộc sống êm ái thái bình như bây giờ, nên các bạn hãy cố gắng học tập để lớn lên mình sẽ xây dựng, phát triển đất nước lên một tầm cao mới!

+Cặp quan hệ từ: Vì......nên ( biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả )

~~~~~~CHÚC BẠN HỌC TỐT!~~~~~~

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK