Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 PHIẾU BÀI TẬP NGỮ VĂN SỐ 3 Bài tập 1:...

PHIẾU BÀI TẬP NGỮ VĂN SỐ 3 Bài tập 1: a/Cho biết vì sao hiện tượng rút gọn lại phổ biến trong thơ trữ tình, ca da

Câu hỏi :

PHIẾU BÀI TẬP NGỮ VĂN SỐ 3 Bài tập 1: a/Cho biết vì sao hiện tượng rút gọn lại phổ biến trong thơ trữ tình, ca dao ? b/Tìm 5 ví dụ trong các câu ca dao hoặc thơ có sử dụng câu rút gọn ? Bài tập 2: Tìm câu rút gọn trong các đoạn trích sau , cho biết thành phần nào bị rút gọn. Hãy khôi phục lại các thành phần bị rút gọn. a. Mẹ ơi, con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế?Mãi không về!(Nguyên Hồng) b. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được .Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…(Lí Lan) c. - Những ai ngồi đấy? - Ông Lí Lựu với ông Chánh Hội. ( Ngô Tất Tố) d.Thằng Thành, con Thủy đâu? Chúng tôi giật mình , líu ríu dắt nhau đứng dậy. - Đem chia đồ chơi ra đi!Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi.Dìu em vào nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. (Khánh Hoài) e. Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày , ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường…(Băng Sơn) g. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu.Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt…Nhớ một trưa hè gà gáy khan…Nhớ một thành xưa son uể oải…(Xuân Diệu) Bài tập 3 : Tìm câu đặc biệt trong các câu sau và cho biết tác dụng? a. “Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa”. (Lê Phan Quỳnh) b. Mùa xuân! Mỗi khi hoa vui tung ra nhũng tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kỳ diệu. c. Hoa gào lên: - Lan! Em lan! Lan ơi! - Chị Hoa ơi! Lan đã nhìn thấy chị. (Nguyễn Đình Thi) d. “Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa – Lũ nhỏ khóc mỗi lúc 1 to hơn”. e. Sắp mưa! Sắp mưa! Những con mối bay ra… g. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào…. h. Sớm, chúng tôi hội ở góc sân. Toàn truyện trẻ em. Râm ran. Bài tập 4 : Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt hoặc 1câu rút gọn(gạch chân và chú thích rõ).

Lời giải 1 :

Bài 1

a) Vì như vậy giúp người nghe cũng như người đọc dễ nhớ dễ hiểu , tuy rút gọn lại vẫn ko hiểu sai về mặt ý nghĩa

b)Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

  Học ăn, học nói, học gói, học mở

  Lá lành đùm lá rách

  Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ

  Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Bài 2,

a) Câu rút gọn :" Mãi không về"

- Thành phần bị lượt bỏ là chủ ngữ.

=> Khôi phục: " Mẹ đi mãi không về !"

b) Câu rút gọn: "Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng".

Thành phần bị lượt bỏ là chủ ngữ.

=> Khôi phục: " Người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng .. "

c)Câu rút gọn:"Ông Lí Lựu với ông Chánh Hội"

Thành phần bị lượt bỏ là vị ngữ

=> Khôi phục: "Ông Lí Lựu với ông Chánh Hội ngồi"

d)e)g)mk ko bít làm

Bài 3,

a) câu đặc biệt:"Một ngôi sao. Hai ngôi sao"

=>Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng

b)câu đặc biệt:" Mùa xuân!"

=>Bộc lộ cảm xúc

c)câu đặc biệt:"Lan! Em lan! Lan ơi! - Chị Hoa ơi!"

=>  Gọi đáp

d)câu đặc biệt:"Trời ơi!"

=>Bộc lộ cảm xúc

e)câu đặc biệt:"Sắp mưa! Sắp mưa!"

=>Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng

g) câu đặc biệt:"Chiều, chiều rồi."

=>Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng

h) câu đặc biệt:"Râm ran"

=>Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật,hiện tượng

Bài 4,

     Đọc sách.Đọc sách rất có lợi. Trong đó, đọc để học tập, bổ sung kiến thức cho con người là ích lợi quan trọng nhất của việc đọc sách. Khi học bài, làm bài, ta phải học, phải đọc sách giáo khoa. Muốn học nâng cao hơn, ta phải đọc và giải bài tập trong sách tham khảo. Những quyển sách ấy chính là phương tiện giúp ta học tập và việc đọc sách chính là để học tập. Vì mang trong mình sự hiểu biết về nhiều mặt như kinh tế, xã hội, lịch sử, khoa học, mà sách cho chúng ta lượng tri thức khổng lồ. Có đọc sách, ta mới biết Trái Đất của chúng ta hình thành từ bao giờ, có bao nhiêu rừng núi, sông hồ. Có đọc sách ta mới biết đất nước Việt Nam ta có những trang lịch sử hào hùng như thế nào. Có đọc sách ta mới hiểu biết về cây cối, cấu tạo của chúng dù ta vẫn luôn nhìn thấy chúng hàng ngày. Lượng kiến thức to lớn ấy chính là từ việc đọc sách mà ra. Sách chính là người thầy của mỗi con người bởi lượng kiến thức hiểu biết mà sách truyền lại cho chúng ta. Không chỉ mang nguồn tri thức to lớn, việc đọc sách còn vun đắp tình cảm cho chúng ta, dạy ta làm người. Đọc sách ta mới biết nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt thóc, hạt gạo, nỗi khổ của các cô chú bộ đội trong thời kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, đọc sách rèn cho ta lòng biết ơn. Chính sách và việc đọc sách đã dạy bảo chúng ta thành người tốt. Không chỉ để học tập, việc đọc sách cũng giúp ta giải trí sau những giờ học căng thẳng. Sau khi học bài xong, ta đọc truyện cười trong sách thì sẽ sảng khoái, thoải mái biết bao. Sách cũng như người bạn cùng học, cùng chơi với chúng ta.

chú thích:Đọc sách

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK