Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 * Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ...

* Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ( gợi ý đây ạ): 1. Mở bài - Giới thiệu về bài thơ “Cảnh khuya” tác giả Hồ Chí

Câu hỏi :

* Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Cảnh khuya” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. ( gợi ý đây ạ): 1. Mở bài - Giới thiệu về bài thơ “Cảnh khuya” tác giả Hồ Chí Minh. - Hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm. - Tình cảm chung của em về bài thơ. 2. Thân bài a.Cảnh đẹp của đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc (hai câu thơ đầu): - Âm thanh: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”. Bác đã có sự so sánh đầy độc đáo, âm thanh của thiên nhiên được so sánh với âm thanh tiếng hát du dương, tha thiết. Qua đó gợi cho người đọc một liên tưởng, tiếng suối vô cùng gần gũi với con người, cũng có sức sống trẻ trung như con người. - Hình ảnh: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Bác đã dùng phép điệp từ “lồng” làm cho bức tranh thiên nhiên có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối. => Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng song vẫn tạo nên vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ấm áp hòa hợp quấn quýt do âm hưởng của từ “lồng” tạo ra. Qua đó thể hiện Bác là người yêu thiên nhiên. - Học bài thơ, qua hai câu thơ đầu bản thân em mơ ước được một lần đặt chân đến núi rừng Việt Bắc để thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹpcủa núi rừng.. b.Tâm trạng của nhà thơ (hai câu thơ cuối): - Phép điệp ngữ “chưa ngủ” thể hiện sự chuyển biến bất ngờ, tự nhiên của tâm trạng; đồng thời mở ta hai nét tâm trạng của tác giả. - Khép lại bài thơ: Chưa ngủ vì cảnh đẹp, thể hiện được chất thi sĩ trong con người của Bác; chưa ngủ vì lo lắng cho tương lai, cho vận mệnh của đất nước. => Thể hiện tinh thần của một con người yêu nước, một chiến sĩ cách mạng thực thụ. - Cảm xúc: yêu thương, khâm phục lòng yêu nước của Bác. 3.Kết bài - Khái quát về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài thơ. - Nêu ấn tượng chung về tác phẩm * Phương pháp phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya - Cảm nhận cái hay, cái độc đáo về nghệ thuật và ý nghĩa qua các hình ảnh thơ của bài thơ. - Thể hiện sự tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm, cảm xúc của mình qua các hình ảnh thơ.

Lời giải 1 :

Một trong những tác phẩm tiêu biểu của người là bài thơ “Cảnh khuya”:

Hai câu thơ mở đầu gợi cho người đọc ấn tượng về khung cảnh thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc trong đêm khuya:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Đầu tiên, Người đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với “tiếng suối”. Hình ảnh so sánh “tiếng suối trong như tiếng hát” gợi ra cảm nhận về âm thanh trong trẻo, ngọt ngào. Tiếp đến là hình ảnh ánh trăng vốn đã quen thuộc trong thơ của Bác:

“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng)

Hay như:

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”

(Tin thắng trận, 1948)

Ánh trăng trong bài thơ “Cảnh khuya” hiện lên với nét độc đáo riêng: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Câu thơ có thể được hiểu theo hai cách khác nhau. Một là ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian tràn ngập ánh trăng sáng. Hai là ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua những tán cây chiếu xuống mặt đất giống như những bông hoa. Dù hiểu theo nét nghĩa nào thì cũng gợi ra một bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng, huyền ảo.

Hai câu thơ tiếp theo bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Bức tranh thiên nhiên Việt Bắc là một cảnh đẹp hiếm có. Nhưng trong bức tranh thiên nhiên đó, hình ảnh con người hiện lên với những suy tư. Người “chưa ngủ” phải chăng là vì bức tranh thiên nhiên quá đỗi thơ mộng khiến người thi sĩ phải thao thức? Hay “người chưa ngủ” là vì đang lo lắng cho nhân dân, đất nước? Có lẽ muốn hiểu được, chúng ta phải đặt trong hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác “Cảnh khuya” khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch. Bác lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Có thể thấy rằng, “người chưa ngủ” chính là vì lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, nhân dân. Từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh tâm trạng lo âu, sự trăn trở của nhà thơ đối với cuộc sống nhân dân, sự nghiệp cách mạng của đất nước trong hoàn cảnh đất nước ta đang bị xâm lược bởi thực dân Pháp.

Thảo luận

-- cho mik hỏi cái này có trên mạng ko vậy ạ
-- cs đấy

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK