Trang chủ GDCD Lớp 8 Câu 11: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện...

Câu 11: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện giữ chữ tín? A. Mượn xe nhưng không đem trả. B. Trả tiền bạn đúng thời gian đã hẹn. C. Quên chép b

Câu hỏi :

Câu 11: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện giữ chữ tín? A. Mượn xe nhưng không đem trả. B. Trả tiền bạn đúng thời gian đã hẹn. C. Quên chép bài cho bạn như đã hứa. D. Nói một đằng làm một nẻo. Câu 12: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện không giữ chữ tín? A. Giữ đúng lời hứa với người khác B. Luôn luôn đúng hẹn. C. Không hoàn thành nhiệm vụ như đã hứa. D. Không quan tâm đến người khác. Câu 13: Pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp cho người dân có thể phát triển kinh tế một cách dễ dàng. B. Giúp cho nhân dân có điều kiện sống và sinh hoạt tốt hơn. C. Giúp cho đất nước phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính trị. D. Tạo ra một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. Câu 14: Kỉ luật là gì? A. Là các qui định chung của một cộng đồng hoặc một tổ chức xã hội, yêu cầu mọi người phải tuân theo. B. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Tòa án ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo. C. Là các qui định chung, của một tập thể yêu cầu mọi người phải tuân theo. D. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Quốc Hội ban hành yêu cầu mọi người phải tuân theo. Câu 15: Pháp luật là gì? A. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Tòa án ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo. B. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo. C. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Chính Phủ ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo. D. Là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc do Đảng Cộng Sản ban hành; bắt buộc mọi người phải tuân theo. Câu 16: “Các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trongt các văn bản pháp luật.” Là đặc điểm nào của Pháp luật nước ta? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính bắt buộc. C. Tính cưỡng chế. D. Tính xác định chặt chẽ. Câu 17: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện sự liêm khiết? A. Ông B thường xuyên biếu xén quà cáp, để nhanh được thăng tiến trong công việc. B. Trong giờ kiểm tra, phát hiện bạn giở tài liệu nhiều lần A đã báo cáo với giáo viên về trường hợp đó. C. H thường xuyên mang quà đến nhà giáo viên để xin nâng điểm. D. Để được vào công ty làm việc, ông K đã biếu Giám đốc rất nhiều quà đắt tiền. Câu 18: Hành vi nào dưới đây biểu hiện trái với liêm khiết? A. Ông H phê phán hành vi nhận hối lộ của cán bộ cùng cơ quan. B. Anh V nhận lỗi và trách nhiệm khi vô tình mắc sai lầm trong công việc. C. Ông K buôn bán hàng giả, hàng nhái nhằm thu lợi nhận cao. D. Chị B nhặt được của rơi đem trả lại người đánh mất. Câu 19: Trong các hành vi sau, hành vi nào giúp tạo nên tình bạn trong sáng lành mạnh? A. Không thích bạn đạt được thành tích cao hơn mình. B. Nếu bạn không chơi với mình, thì mình chơi với người khác. C. Luôn động viên giúp đỡ bạn trong mọi việc. D. Luôn tính toán thiệt hơn với bạn. Câu 20: Trong các hành vi sau, hành vi nào thể hiện không tôn trọng tình bạn? A. Thường xuyên nhờ bạn cho mượn bài để chép mặc dù bạn không muốn. B. Thường xuyên chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với bạn. C. Luôn động viên giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. D. Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của bạn.

Lời giải 1 :

Câu 11:

=> B

Câu 12:

=> C

Câu 13:

=> D

Câu 14:

=> A

Câu 15:

=> B

Câu 16:

=> D

Câu 17:

=> B

Câu 18:

=> C

Câu 19:

=> C

Câu 20:

=> A

1. Liêm Khiết

- Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sóng trong sạch, không hám danh không bận tâm toan tính nhỏ nhen ích kỷ
- Sống Liêm khiết sẽ làm cho con người thanh thản, nhận được sự quí trọng tin cậy của mọi người.

2. Pháp luật và kỉ luật

- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung có tính bắt buộc do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
- Kỉ luật là những qui định, qui ước của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động chặt chẽ của mọi người
- Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất
- Bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Học sinh cần thường xuyên và tự giác thực hiện đúng những qui định của nhà trường, cộng đồng và nhà nước.

3. Giữ chữ tín

- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết
- Cần làm tốt chức trách nhiệm vụ giữ đúng lời hứa, đúng hẹn

4.  Tình bạn trong sáng, lành mạnh

- Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.
- Phù hợp về quan niệm sống - Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau
- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau
- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
- Giúp con người tự tin yêu cuộc sống.
- Tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.

Chúc bn học tốt!

Thảo luận

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK