Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Đại Cáo Bình Ngô là áng văn chính luận có...

Đại Cáo Bình Ngô là áng văn chính luận có sự kết hợp hài hòa giữa tư duy logic và tư duy Hình tượng Hãy phân tích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn trãi hãy làm sáng

Câu hỏi :

Đại Cáo Bình Ngô là áng văn chính luận có sự kết hợp hài hòa giữa tư duy logic và tư duy Hình tượng Hãy phân tích Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn trãi hãy làm sáng tỏ điều đó

image

Lời giải 1 :

1. Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi ngưòi cùng biết.

Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu, sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia.

Nếu mục đích, chức năng của hịch là cổ động, thuyết phục, kêu gọi đấu tranh hoặc hiểu dụ, răn dạy thì mục đích của cáo là tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện.

Thảo luận

-- Có vậy thôi hả bạn🙁

Lời giải 2 :

GỢI Ý LÀM BÀI:

Đại cáo bình Ngô là áng văn chính luận, có sự kết hợp hài hoà giữa tư duy lôgic và tư duy hình tượng. 

– Tư duy lôgic thể hiện qua hệ thống luận điểm, trình tự lập luận chặt chẽ :

+ Mở đầu, tác giả nêu lên tiền đề có tính chất nguyên lí, chân lí làm chỗ dựa về mặt lí luận và để triển khai lập luận trong những phần sau.

+ Tiếp đến, tác giả soi tiền đề vào thực tế, chỉ ra tội ác của giặc Minh để lên án, tố cáo, đồng thời nêu rõ sự nghiệp chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Son để khẳng định, ca ngợi.

+ Phần cuối, tác giả rút ra kết luận dựa trên cơ sở tiền đề và thực tiễn.

– Tư duy hình tượng thể hiện qua việc Nguyễn Trãi thường diễn đạt những cảm xúc, suy tư bằng hình tượng nghệ thuật.

+ Để tố cáo tội ác giặc Minh và nói lên tình cảnh thê thảm của người dân vô tội, tác giả dùng hình ảnh :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

+ Nguyễn Trãi kết thúc bản cáo trạng tội ác giặc Minh bằng câu văn đầy hình tượng:

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

+ Khi miêu tả khí thế, sức mạnh chiến thắng của ta, tác giả sử dụng nhiều hình tượng phong phú, đa dạng, đo bằng sự lớn rộng, kì vĩ của thiên nhiên : “sấm vang chớp giật”, “trúc chẻ tro bay”, “sạch không kình ngạc”, “tan tác chim muông”, “trút sạch lá khô”, “phá toang đê vỡ”, “đá núi cũng mòn”, “nước sông phải cạn”.

+ Thất bại của địch cũng được diễn tả bằng hình tượng : “máu trối đỏ nước”, “máu chảy trôi chày”, “thây chất đầy đường”, “thây chất thành núi”.

+ Bằng hình tượng, tác giả gợi tả khung cảnh chiến trường : “sắc phong vân phải đổi”, “ánh nhật nguyệt phải mờ”.

Những hình tượng nghệ thuật làm cho câu vãn thêm sức mạnh truyền cảm, tác động cả vào nhận thức, cả vào tình cảm của người đọc.

CHÚ BẠN HỌC TỐT!

NHỚ CHO MÌNH 5* NHÉ!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK