Thấm thoát thế mà tháng chạp lại về. Năm nọ cứ gối tiếp qua năm kia, ngày tháng trôi đi nhanh quá. Một cái Tết nữa lại đến…Từ khi hết Noel, qua Tết dương lịch, không khí Tết đã len lỏi đâu đây. Các công sở đã râm ran chuyện thưởng Tết, phố phường Hà Nội trang hoàng hơn. Xa hơn nữa, khu vực ngoại thành, các làng hoa, cây cảnh chờ đợi mùa Tết đến để mang sản phẩm đem bán.
Còn ở các vùng quê phải chờ đến tận ngoài rằm tháng chạp… nhưng thực sự chỉ bắt đầu từ ngày 23 âm lịch, khi ông Công, ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời. Có lẽ đông đúc vào ngày 28 đến 30 Tết âm lịch. Giáp Tết, người nông dân vẫn ra đồng, vẫn chăm nom bờ bãi, bón cây, tỉa củ, mang những sản phẩm mình làm đem ra chợ bán, kiếm một chút lấy tiền tiêu Tết.
Không khí Tết ở chợ quê khác hẳn chợ thành phố. Giữa muôn trùng hàng hóa của thời đại công nghiệp rượu bia, bánh kẹo, đồ hộp, những sản phẩm của người nông dân làm ra không thể thiếu, góp phần làm nên sự độc đáo của chợ quê. Những đôi quang gánh, nhiều khi chỉ là vài củ su hào, mấy mớ mùi thơm hay những nải chuối xanh, quả cau, quả bưởi… đều được người nông dân mang ra chợ.
Chợ ngày tết đông đúc, nhiều người qua lại, ướt lép nhép, nhưng vẫn tấp nập đông vui. Một thành phần không thể thiếu ở chợ quê ngày Tết đó là rất nhiều em bé được mẹ cho theo đi chợ. Đối với trẻ em ở các miền quê, đi chợ Tết là được ăn quà thỏa thích. Đi chợ để mua những cái bánh tẻ, bánh rán, cái kẹo bông… hay những quả bóng bay thổi để đỏ chót mồm hay để mua những bộ quần áo mới bằng những đồng tiền tiết kiệm được dành dụm cả năm…
Như thế là đã quá đủ đối với các em… Nhiều em nhỏ được mẹ cho đi chợ, được đặt ngồi một bên thúng để mẹ gánh cho cân, bên kia là một ít sản phẩm mang đi bán hay những em bé được ông bà cho đi chợ. Có khi cả 3, 4 đứa ngồi trên một cái xe đạp, trên tay cầm những quả bóng mà mặt mũi thì hớn hở vô cùng…
Chợ Tết quê cũng không thể thiếu hoa tươi, cây cảnh, hoa hồng, hoa cúc, rồi thược dược, đào, quất và cả mai vàng… Cũng những hạt hướng dương, kẹo lạc, hoa quả… nhưng có một cái gì đó đặc chất quê. Những con đường đất, những gian chợ nhỏ, người nông dân ra chợ vẫn chấn lấm tay bùn. Sản phẩm bán ra lại rẻ nếu so với đi chợ ngoài thành phố.
Người thành phố vẫn bảo nhau, bây giờ đi chợ đắt đỏ, đi chợ cứ như mất cắp, nhất là Tết đến, cái gì cũng phải mua sắm tốn kém. Ở quê, người nông dân tự tay mang sản phẩm của mình làm ra đi bán, có khi chỉ rẻ một nửa mà vừa tươi, vừa ngon. Chẳng hạn rau cũng cắt từ ruộng, hoa cũng tự tay trồng… Làm cho người ta có một cảm giác rất yên tâm và thoải mái.
Lâu lắm mới được đi chợ Tết. Nhìn hình ảnh các em nhỏ, lòng chợt lại nhớ cái thuở xưa, như lại thấy hình ảnh của mình ngày thơ bé. Ngày ấy áo quần còn thiếu thốn, trời thì rét mà ăn mặc phong phanh, thế mà cả 4, 5 anh em dắt díu nhau đi chợ Tết. Đi chợ chỉ để được ăn quà cho thoải mái, rồi mua quả bóng bay, thổi to lên và treo đầy nhà. Còn các bà các mẹ, cắt gánh rau khoai lang đi bán, nải chuối xanh trong vườn quả cong quả thẳng, ghép đôi lại hai nải mới thành nải chuối thờ tổ tiên ngày Tết.
Ai có gì cũng mang ra chợ bán để lấy tiền sắm Tết. Trời rét, mưa phùn, chợ quê se sắt, các bà các mẹ quàng áo tấm ám mưa, gánh gồng ra chợ… đổi lấy khi thì bó lá rong, khi thì gói hương trầm hay chỉ đôi ba lạng chè, gói thuốc… Cứ sắm Tết dần đến chiều 30 thì trong nhà cũng đã có đủ nồi bánh chưng, cân giò lụa… hay trên bàn thờ cũng đủ hương nến thờ cũng tổ tiên.
Bao nhiêu năm đã qua đi, hình ảnh những cái Tết quê không thể phai mờ trong tâm trí. Tuổi thơ gắn bó với gia đình, với bà, với mẹ… Giờ đây, khi đã lớn khôn nhưng mỗi khi tết, xuân về, cái cảm giác nao nao vẫn quay trở lại. Mong ước được trở về với tuổi thơ, lại được đi chợ Tết, mặc dù ngày ấy còn thiếu thốn biết bao…
Chúc bạn học tốt!!!!!
Cho mk xin TLHN nha !
Tả lại quang cảnh một phiên chợ quê.
1. Mở bài:
- Kì nghỉ mát ở Sa Pa: quan sát được nhiều cảnh đẹp kì thú của thiên nhiên.
- Phiên chợ Sa Pa gây ấn tượng sâu đậm nhất.
2. Thân bài:
* Quang cảnh chung:
- Địa điểm: trong lòng một thung lũng rộng, bao quanh là núi, trừ mấy ngả đường đến với các bản, xã gần xa.
- Thời gian: chợ họp mỗi tháng một lần, vào sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời lên cao khỏi dãy núi là chợ tan, chợ họp sớm, nên người đi chợ đi từ nhập nhoạng sáng, sương còn trắng mờ, mặt trời còn ngủ.
- Người đi chợ: mặt đẹp, lạ mắt, trang phục sặc sỡ, nhiều loại của nhiều dân tộc khác nhau, phụ nữ hoặc đi bộ gánh hai bồ nhỏ (khác quang gánh dưới miền xuôi) hoặc gùi sau lưng, có người địu con trước ngực, có người đi bộ cạnh ngựa của chồng, đặc biệt có khi cả gia đình cùng đi chợ trên một xe ngựa.
- Nhiều loại phương tiện: đi bộ, đi ngựa (người cưỡi ngựa, người lại dắt xe ngựa…).
* Tả chi tiết hoạt động của chợ:
- Khu bán lương thực, rau quả:
+ Hàng hóa: sắn miếng, sắn củ bán theo sọt, xếp dọc và chồng lên nhau, ngô hạt để ở bồ, ngô bắp túm từng bó, hạt vàng ươm, gạo nương bán từng bao một, rau từng bó to, trông lạ mắt.
+ Người bán: đứng, ngồi sau đám hàng hóa, nói cười luôn miệng; tay lúc vẫy, lúc xua; có lúc gắt gỏng, ầm ĩ…
+ Người mua: chen chúc, nâng lên hạ xuống, bới lục, có người đưa lên ngửi, cắn, nhấm. Tiếng nói ồn ã, nói tiếng dân tộc líu ríu, véo von, chắc là hỏi giá cả, mặc cả.
- Khu bán gia súc (đặc trưng không giống với các mặt hàng khác):
+ Khu vực bán trâu, bò, ngựa: người bán hoàn toàn là nam giới, miệng ai cũng phì phèo tẩu thuốc, khói thuốc ngai ngái như lá rừng, tay cầm dây xỏ mũi con vật; người mua đăm chiêu, suy tính, lượn đi lượn lại, cò kè, suy bì giá cả.
+ Khu vực bán lợn: lợn nằm trong giỏ, chủ yếu là lợn sữa, trắng hồng hoặc đen tuyền, mõm hồng.
+ Khu vực bán dê: dê núi mặt càu cạu, sừng nghênh ngang, mồm kêu “Be! Be!” liên tục, nhức cả tai.
+ Khu vực bán gà: gà được ôm vào ngực bán lẻ từng con, bán cả đàn, gà mẹ cùng bầy con mới nhốt trong lồng, trong bu.
- Khu bán vải vóc, quần áo, chỉ thêu…:
+ Đông vui, nhộn nhịp nhất.
+ Khách hàng toàn là phụ nữ của nhiều dân tộc từ những bản làng xa trên núi cao xuống, trang phục rực rỡ, thêu các kiểu hoa văn rắc rối đến nhức mắt, vòng đeo khắp cổ, tai, tay, chân… , họ say mê chọn mua khăn choàng, váy áo, đặc biệt là vải vóc và chỉ thêu; chen vào xem rất khó, nhiều nam giới đứng ở ngoài đợi vợ, đợi người yêu.
- Khu bán hàng ăn:
+ Hấp dẫn không kém, người ăn uống phần lớn là người già, nam giới và trẻ em.
+ Đồ ăn để ở chõ, ở nồi, ở chậu, đặt trên lá, đặc biệt nấu trên chảo to tướng… , các hương vị bốc hơi nghi ngút, cũng không dễ chịu lắm với người không quen.
+ Người dân tộc uống rượu nhiều, uống bằng bát và tu trong bầu. Thậm chí có người uống suốt, chả thấy mua bán gì, say lơ mơ vì men rượu và vì không khí nhộn nhịp, quay cuồng của buổi chợ.
* Cảm nghĩ:
- Sinh hoạt mang tính văn hóa của đồng bào vùng cao phía Bắc.
- Nơi giao lưu, gần gũi, trao đổi…
- Mang nét riêng biệt không đâu có.
3. Kết bài:
- Yêu thích sinh hoạt của người dân miền núi phía Bắc.
- Say mê không khí đặc biệt của chợ, có ấn tượng khó phai mờ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK