Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Em hãy đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu...

Em hãy đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ t

Câu hỏi :

Em hãy đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” (Ngữ Văn 7-tập II, trang 25) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? 2. Nêu xuất xứ, phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. 3. Xác định nội dung chính của đoạn trích trên. 4. Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn trích và cho biết tác dụng của hình ảnh đó. 5. Ghi lại câu rút gọn trong đoạn trích trên. Cho biết câu văn lược bỏ thành phần gì và nêu tác dụng của việc rút gọn câu. 6. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết của em, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu chứng minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Lời giải 1 :

* xin chào, bn tham khảo nhoa, câu 1234 mk trình bày ra rồi, còn cây 5,6 mk trình bày ra giấy đó ^^

1.Trích trong Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của tác giả Hồ Chí Minh. 

2.Hoàn cảnh sáng tác:  Vào mùa xuân năm 1951, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam) lần thứ 2 đã diễn ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng đọc báo cáo chính trị quan trọng. Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" được trích trong báo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội thứ II của Đảng lao động Việt Nam( Đảng Cộng sản Việt Nam).

 Phương thức biểu đạt chính của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là Nghị luận.

3.Nội dung của đoạn trích: nêu cao bổn phận của toàn dân trong việc làm cho tinh thần yêu nước của dân tộc được thể hiện bằng hành động.

  • HÌnh ảnh so sánh thứ nhất 
    • Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
    • Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
  • Hình ảnh so sánh thứ hai: 
    • Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
    • Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể. 

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK