Trang chủ Lịch Sử Lớp 12 giải giúp mình với mình cần gấp câu hỏi 3327593...

giải giúp mình với mình cần gấp câu hỏi 3327593 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

giải giúp mình với mình cần gấp

image

Lời giải 1 :

Kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về vũ trang quần chúng, bảo vệ thành quả cách mạng và kinh nghiệm rút ra từ sự thất bại của Công xã Pari năm 1871 (chỉ tồn tại 72 ngày do giai cấp công nhân “chưa trưởng thành về chính trị”, khi bảo vệ chính quyền chưa triệt để dẫn đến thất bại), vì vậy, ngay trong đêm thắng lợi đầu tiên của Cách mạng Tháng Mười (25/10/1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ II đã thông qua Sắc lệnh hòa bình, tuyên bố: nước Nga Xô viết rút khỏi cuộc chiến tranh và đề nghị các nước tham chiến nhanh chóng chấm dứt các hoạt động quân sự, tiến hành đàm phán để đi tới ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng. Nhưng các nước đế quốc thuộc phe Hiệp ước đều bỏ qua đề nghị đó, buộc nước Nga Xô viết phải tiến hành đàm phán riêng rẽ và ký Hiệp định đình chiến với Đức, ngày 02/12/1917; theo đó, các hoạt động quân sự chấm dứt và hai bên bắt đầu thảo luận những điều kiện để ký hòa ước. Song, lợi dụng tình trạng còn non yếu của nước Nga Xô viết, tại bàn thương lượng, phái đoàn Đức đã đưa ra yêu sách có tính xâm lược và nô dịch: Nga phải chuyển giao cho Đức một vùng lãnh thổ rộng tới 150 nghìn ki lô mét vuông (gồm Ba Lan, Litva và một phần Bêlarút; tách Ucraina khỏi Nga). Tuy nhiên, Trốtky - người dẫn đầu phái đoàn Nga đã không chấp hành chỉ thị của V.I. Lênin là phải ký ngay hòa ước theo những điều kiện của Đức và tuyên bố bác bỏ yêu sách của nước này. Chỉ chờ có vậy, quân đội Đức mở đợt tấn công vào hướng thủ đô Petrograd nhằm lật đổ Chính quyền Xô viết.

Trước tình thế “lâm nguy”, V.I. Lênin gửi điện cho Beclin chấp nhận những yêu sách của Đức, nhưng họ im lặng và tiếp tục tấn công. Cùng lúc đó, nội bộ Đảng Bônsê­vích xuất hiện hai nhóm đối lập: đa số Ban Chấp hành Trung ương cùng hai Đảng bộ chủ chốt là Petrograd và Mátxcơva đều không đồng ý với chủ trương ký hòa ước của Lênin. Chỉ sau nhiều lần kiên trì giải thích trên các diễn đàn, Lênin mới nhận được sự chấp nhận có tính ủy thác: được toàn quyền giải quyết các vấn đề chiến tranh và hòa bình, nhưng không có nghĩa Ban Chấp hành Trung ương đồng ý ký hòa ước. Theo đó, lệnh tổng động viên được công bố, thanh niên nhập ngũ, tiến ngay ra mặt trận; chỉ sau khi bị chặn đứng trước thành Petrograd, Đức mới đồng ý trở lại bàn đàm phán. Ngày 03/3/1918, Hòa ước Brest – Litov được ký kết với những điều kiện nặng nề hơn trước (Nga phải cắt đi một lãnh thổ rộng tới 750 nghìn kilômét vuông; phải giải ngũ quân đội và bồi thường cho Đức 06 tỉ Mác). Theo Lênin, đây là một “hòa ước bất hạnh”, nhưng hết sức cần thiết để giữ vững Chính quyền Xô viết và có được một thời gian hòa bình quý báu để củng cố, chuẩn bị lực lượng. Đúng như dự đoán của Lênin, đầu tháng 11/1918, cuộc cách mạng tư sản đã diễn ra ở Đức và giành thắng lợi, nước Nga Xô viết ngay lập tức tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Brest – Litov, quyết tâm khôi phục lại lãnh thổ và dân cư của đất nước theo kịch bản đã dự định. Từ đây, nước Nga bước vào cuộc chiến chống can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc cùng với những cuộc bạo loạn của các tướng tá Bạch vệ. Chỉ sau ba năm (1918 - 1920) chiến đấu ngoan cường dưới sự lãnh đạo của V.I. Lênin và Đảng Bônsê­vích, nhân dân các dân tộc Nga lần lượt đánh bại các cuộc nổi loạn và can thiệp vũ trang của kẻ thù, mở ra khả năng mới cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, làm sáng rõ vấn đề cơ bản của cuộc cách mạng: “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó khăn phức tạp hơn nhiều”1; “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”2; quá trình đó, đôi khi phải chấp nhận một “bước lùi” với những điều kiện cay đắng.

Thảo luận

-- cảm ơn bạn

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK