Trên bầu trời văn học Việt Nam, có rất nhiều ngôi sao sáng. Không chỉ có những thi nhân là nam mà còn có những nhờ thơ nữ cũng rất tài ba. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, tôi đã được biết đên 2 nữ thi sĩ tài giỏi thời phong kến. Đó là Bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương. Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Vì bà là một người người phụ nữ, một người vợ lẻ nên đã thấu hiểu được nỗi đau, nỗi khổ tâm của người phụ nữ. Vì vậy bà đã có rất nhiều tác phẩm than thân về người phụ nữ. Bài thơ tôi thích nhất của bà cũng là 1 bài thơ như vậy, đó là bài thơ : bánh trôi nước.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Điều đầu tiên khiến tôi ấn tượng là bài thơ được viết theo thể thơ “Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật”. Song bài thơ không sa mình vào sự cao sang đài các của thể tứ tuyệt. Hình ảnh ngôn từ trong bài thơ bình dị như chua hề gọt dũa chua chuốt. Lời thơ không ướt lệ, không mượn các từ điển cố mà dùng lời văn giản dị, dung thành ngữ làm bài thơ nghe nhẹ nhàng như ca dao. Bài thơ này được trích từ tập thơ Nôm nổi tiếng của bà. Với đề tài vịnh vật mượn hình ảnh bánh trôi nước – 1 thứ bánh dân dã rất quen thuộc với bao con người Việt Nam. Nhưng sâu thẳm trong đó là ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn chung hồn chung thủy, son sắc của người phù nữ nhưng lại có cuộc đời bất hạnh lênh đênh chìm nổi chịu nhiều khổ đau, họ hoàn toàn bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền quyết định cuộc đời và hạnh phúc của bản thân.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn.”
Bằng nghệ thuật ẩn dụ ‘’ thân em ‘’ chỉ người phụ nữ. Đó cũng là cách nói quen thuộc trong ca dao để chỉ về thân phận người phụ nữ. Hình ảnh “thân em” vừa bình dị vừa khiêm nhường mang đậm chất nữ tính. Cũng giống như chiếc bánh trôi trăng trắng, tròm ủm gợi cho người đọc, người nghe một niềm thích thú ngọt ngào. Hình ảnh đó đã được nhà thơ vẽ ra với cách ẩn dụ đặc sắc: lồng ghép vào màu sắc và hình dáng của chiếc bánh hiện lên làn da trắng mịn màng và thân hình đầy đặn của người phụ nữ Việt Nam. Điệp ngữ “vừa” được nhắc đến 2 lần trong bài thơ có ý nghĩa nhấn mạnh vẻ đẹp thân thể và phẩm chất của họ. Cách dung từ của bà thật khéo léo không chỉ phô ra vẻ đẹp àm còn cho thấu niềm tự hào, sự tự ý thức về vẻ đẹp của người phụ nữ. Trong văn học xưa nay rất hiếm khi có người phụ nữ dám bạo dạn tự tin trực tiếp nói lên vẻ đẹp của mình, và đó chính là nét cá tính độc đáo trong thơ của Hồ xuaan Hương. Với cách nói như vậy, bà đã làm nổi bật ý bài thơ: Người phụ nữ có vẻ đẹp hoàn hảo xứng đáng được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng xót thương thây! Sự thật đau lòng về cuộc sống của họ:
“Bảy nổi ba chìm với nước non.”
Người đọc cảm nhận được ở câu thơ thứ hai này giọng điêu ngâ, ngùi xót xa . Nhà thơ đã xuất sắc khi tiếp tục tả hình ảnh những chiếc bánh trôi bập bềnh trong nước dựờng sóng sánh ánh vàng. Nhưng kèm theo hình ảnh hấp dẫn đó là số phận lênh đênh của người phụ nữ trong thời phong kiến được nhà thơ sáng tạo nhấn mạnh số phận lênh đênh qua thành ngữ dấn gian “ba chìm bảy nổi” đã được đảo thành“Bảy nổi ba chìm”. Đó là nỗi vất vả nhọc nhằn vì chồng, vì con của người phụ nữ haowcj gặp những trái ngang trong cuộc đời. Như vậy, người phụ nữ đẹp người đẹp nết lại không có cuộc hạnh phúc mà bất hạnh đáng thương.
Chính vì cuộc đời bất công lắm éo le ngang trái cho nên Hò Xuân Hương đã thẳng thắn thay lời người phụ nữ cất lên tiếng nói than thân của người phụ nữ:
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn.”
Nghẹn ngào và xúc động là hai điều mà em cảm nhận được khi đọc câu thơ trên. Chiếc bánh trôi nước được vuông tròn hay nát vụn là đều do người nặn bánh quyết định. Nhà thơ đã khéo léo sử dụng hình ảnh ẩn dụ “răn nát” và “tay kẻ nặn” để nói lên thân phận người phụ nữ hạnh phúc hay đau khổ đều do người khác quyết định, chứ người phụ nữ không hề được tự tay định đoạt số phận hay tương lai của mình. Những định kiến thời phong kiến khắc khe với quan niệm “trọng nam khinh nữ”, “chồng chúa vợ tôi”, đọa lí “tam tòng tứ đức” đã trói buộc cuộc đời người phụ nữ, tước đi cuộc sống tự do hạnh phúc của họ. Những người phụ nữ ấy không được phép sống vì mình, không tự chủ được cuộc đời của mình mà phải sống phụ thuộc vào người khác. Họ bị xã hội trọng nam khinh nữ coi rẻ. Lời thơ đã cất lên với giọng đầy xót xa thương cảm khiến tôi nhó đến những người phụ nữ trong ca dao than thân cho của đời hẩm hiu của mình. Tuy nhiên với quan hệ từ “mặc dầu”, Hồ Xuân Hương cũng toát lên được ước vọng vươn lên của người phụ nữ muốn phá tung khuôn khổ chật hẹp này.
Tuy người phụ nữ phải sống trong cảnh nặng nề, tối tăm, nhưng đâu đó trong lòng họ vẫn ánh lên phẩm chất cao quý của con người Việt Nam:
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Nhà thơ một lần nữa tiếp tục lồng ghép hình ảnh cái nhân của chiếc bánh mang sắc đỏ của đường thùng để tôn lên nét đẹp thanh tao của nhân phẩm người phụ nữ luôn trung hậu, thủy chung dù bị xã hội coi rẻ, khinh thường nhưng vẫn son sắc, trong sạch. Câu thơ cuối trong bài thất ngôn tứ tuyệt là câu “hợp”, câu mang ý chính của toàn bài, mang ý nghĩa quan trọng nhất đó là “tấm lòng son”, tấm lòng son sắt như màu đỏ cao quí của máu chảy trong con người. Vừa miêu tả được bánh trôi nước vừa đề cao được nét đẹp bề ngoài lẫn bề trong của người phụ nữ. Câu thơ đã khảng định lại rằng: phẩm giá của người phụ nữ dẫu bị vùi dập nhưng vẫn giữ phẩm chất trong sạch. Phẩm chất của người phụ nữ thật cao quý làm sao!
Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ (bánh trôi nước) đã thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam thời kì phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ đồng thời thể hiện lòng thương cảm sâu săc đối với thân phận chìm nổi của họ. Bài tho có 2 tầng nghĩa, mang hàm ý sâu sắc. Tầng nghĩa thứ nhất là miêu tả hình ảnh thực của bánh trôi khi được luộc chín. Đó là hình ảnh trắng, tròn, nhưng lại chìm nổi trong nước. Từ hình ảnh đó gợi cho nhà thơ suy nghĩ về thân phận người phụ nư trong xã hội xưa. Người phụ nữ vừa có vẻ đẹp ngoại hình "trắng" lại vừa có vẻ đẹp tâm hồn "mà em vẫn giữ tấm lòng son", tấm lòng thủy cung, tình nghĩa. Thế nhưng lại có số phận lênh đênh, bấp bênh, không được tự quyết định cuộc đời của mình "rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, bảy nổi ba cìm với nước non". Bài thơ không chỉ đẹp về nội dung mà còn đẹp về hình thức nghệ thuật. Bài thơi đã được tác giả vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật, sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa. Tất cả đã tạo nên sức sống lâu bền cho "Bánh trôi nước". Hồ Xuân Hương quả thật là một người phụ nữ tài giỏi, thật không hổ danh là “ bà chúa thơ Nôm”. Tôi cũng rất khâm phục tài năng của bà. Tôi cũng rất tự hào thay vì nền văn học nước ta đã có rất nhiều nhà thơ tài giỏi.
Ta có thể nói nhà thơ Xuân Quỳnh mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Bài Cảm nhận về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương ngắn gọn
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK