Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 a. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của...

a. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Vì sao trái đất nặng ân tình? Nhắc mãi tên người HCM Như một niềm tin như dũng

Câu hỏi :

a. Chỉ ra và nêu ngắn gọn tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Vì sao trái đất nặng ân tình? Nhắc mãi tên người HCM Như một niềm tin như dũng khí Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh” (Tố Hữu) b. Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Cho biết tác dụng . “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” c. Xác định điệp ngữ trong bài cao dao sau Con kiến mà leo cành đa Leo phải cành cụt, leo ra leo vào. Con kiến mà leo cành đào Leo phải cành cụt, leo vào leo ra

Lời giải 1 :

*Trả lời: 

a. “Vì sao trái đất nặng ân tình?

Nhắc mãi tên người HCM

Như một niềm tin như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”

(Tố Hữu)

→Sử dụng biện pháp: so sánh ngang bằng

→Tác dụng: làm tăng sức gợi hình cho sự việc được nói đến, giàu cảm xúc thơ.

b. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

→Sử dụng biện pháp: nhân hóa. Dùng từ chỉ người để chỉ vật: mỏi, nằm

→Tác dụng: làm cho câu thơ trở nên sinh động và hình ảnh được miêu tả gần gũi với con người hơn.

c. Con kiếnleo cành đa

       Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiếnleo cành đào

       Leo phải cành cụt, leo vào leo ra

→Điệp ngữ: "con kiến'' và ''leo''.

Thảo luận

Lời giải 2 :

a. “Vì sao trái đất nặng ân tình?

Nhắc mãi tên người HCM

Như một niềm tin như dũng khí

Như lòng nhân nghĩa, đức hy sinh”

(Tố Hữu)

- Hoán dụ: Trái Đất: con người trong đất nước

-> Tác dụng: thể hiện được lòng yêu thương trân trọng của nhân dân ta với người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. 

- Sử dụng biện pháp: so sánh 

→Tác dụng: làm tăng sức gợi hình cho bài thơ.

b. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

- Sử dụng biện pháp: nhân hóa. 

→Tác dụng: làm cho câu thơ trở nên sinh động và hình ảnh con thuyền gần gũi với con người.

c. Con kiến mà leo cành đa

       Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.

Con kiến mà leo cành đào

       Leo phải cành cụt, leo vào leo ra

- Điệp ngữ: "con kiến'' và ''leo''.

-> Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi tả cho đoạn thơ đồng thời nhấn mạnh sự vật, hành động của con kiến, sự vất vả của loài kiến cũng như sự cơ cực của người nông dân.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK