Quang Dũng vốn là lính của đơn vị Tây Tiến, một đơn vị có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để giải phóng và bảo vệ miền biên cương phía Tây Tổ quốc. Sau đó Quang Dũng chuyển đơn vị công tác. Năm 1948, một lần ngồi ở làng Phù Lưu Chanh (một địa danh cũ thuộc tỉnh Hà Đông), nhớ lại những kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến, tác giả cảm xúc viết lên bài thơ tuyệt bút – Tây Tiến. Tây Tiến không chỉ là bài thơ hay nổi tiếng của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung mà còn là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người lính, vẻ đẹp lãng mạn và tinh thần bi tráng được thể hiện qua thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính là hai nét đặc sắc trong cảm hứng và bút pháp nghệ thuật của Tây Tiến. Đoạn thơ sau viết về những kỉ niệm tình quân dân đầy thi vị và vẻ đẹp thơ mộng của sông nước Tây Bắc bằng những nét vẽ tinh tế mềm mại:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Từ “bừng” trong câu thơ đầu tiên của đoạn thơ đã gợi cho ta cảm giác đột ngột. Đó là sự “bừng” sáng của hội đuốc hoa, của lửa trại hay sự tưng bừng rộn rã của tiếng khèn, tiếng hát? “Đuốc hoa” vốn là một từ cổ để chỉ cây nến đốt lên trong phòng cưới đêm tân hôn “Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng Mai xưa”. Hình ảnh này xuất hiện trong đêm vui liên hoan của người lính đã tạo nên một màu sắc vừa cổ kính vừa hiện đại, vừa thiêng liêng vừa ấm áp tình keo sơn quân dân gắn bó.
Đây là đoạn thơ bộc lộ rất rõ nét tài hoa của ngòi bút Quang Dũng. Hồn thơ lãng mạn của ông bị hấp dẫn trước những vẻ đẹp mang màu sắc bí ẩn của con người và cảnh vật nơi xứ lạ. Vì thế, cảnh là cảnh trong hoài niệm vậy mà lời thơ lại cho ta cảm giác đó là cảnh đang diễn ra ngay trước mắt. Và nhà thơ như đang nói với người vũ nữ “Kìa em xiêm áo tự bao giờ!” – một giọng thơ thật trìu mến, thích thú, vui sướng! Vui sướng đến ngạc nhiên ngỡ ngàng trước vẻ đẹp vừa e thẹn, vừa tình tứ (nàng e ấp) với bộ xiêm y lộng lẫy trong một vũ điệu mang đậm màu sắc xứ lạ (man điệu). Chỉ bằng 4 câu thơ mà Quang Dũng đã dựng được một bức tranh vừa phong phú về màu sắc đường nét, vừa đa dạng về âm thanh.
Đoạn thơ thể hiện bút pháp tài hoa của tác giả. Qua đó, người đọc thấy cảnh đêm liên hoan văn nghệ, cái sông nước Tây Bắc mang vẻ đẹp hiện thực lãng mạn mà huyền ảo với từng vần thơ vừa giàu chất nhạc vừa giàu chất họa. Đó cũng chính là sự kết hợp hài hòa tuyệt diệu giữa ba yếu tố: thơ, nhạc, họa trong thi phẩm của Quang Dũng.
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Có thể nói ở mọi lĩnh vực ông có thể “cầm kì thi họa”. Tuy nhiên, tài năng rực rỡ nhất của Quang Dũng có lẽ là làm thơ. Trong đó, bài thơ “Tây Tiến” được cho là tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc. Đặc biệt đoạn thơ :
“Doanh trại bừng lên… độc hành” thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đoạn thơ trên thuộc phần giữa của thi phẩm. Trng dòng hoài niệm của tác giả, một đêm liên hoan thắm tình quân dân hiện về với những:
“Doanh trại bừng lên ngọn đuốc hoa”. Có thể thấy đêm liên hoan hiện lên như ngày hội với ánh sáng lung linh, rực rỡ của những bó đuốc. Những bó đuốc giống như bó hoa thắp sáng cả không gian núi rừng. Và dĩ nhiên, trong cuộc vui ấy không thể thiếu hình ảnh con người: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Các thiếu nữ của miền sơn cước hiện lên với xiêm y lộng lẫy, sặc sỡ sắc màu khiến các chàng trai Tây Tiến không khỏi ngạc nhiên. Hai chữa “kìa em” dường như nói lên được sự trầm trồ, ngỡ ngàng của các chàng trai trẻ. Đêm liên hoan không chỉ rực rỡ với ánh sáng của đèn, của sự lộng lẫy của tất cả các cô gái mà còn du dương bởi tiếng khèn.
“Khèn lên man điệu nàng e ấp”
Tiếng khèn mang hơi thở hoang dại của nơi núi rừng hoang sơ. Hà vào với tiếng nhạc khi lên bổng, khi trầm ấy là những điệu múa mềm mại, e ấp đầy nữ tính của các thiếu nữ. Âm nhạc và vũ điệu đã thổi vào tâm hồn của các chiến sĩ Tây Tiến.
“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Địa danh Viên Chăn hiện lên cho chúng ta biết cuộc liên hoan ấy có lẽ đang được diễn ra ở bên kia biên giới Việt – Lào. Tâm hồn của các chiến sĩ đều được hòa vào thành hồn thơ trong cảm giác đắm say, ngây ngất.
Những câu thơ ngắn nhưng vẽ lên cả một bức tranh đầy màu sắc và thơ mộng. Một bức thủy mặc với những đường nét vẽ đầy mềm mại, tinh tế, thể hiện được vẻ đẹp trữ tinh thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Các hình ảnh dường như đều mờ nhòe, huyền ảo sau màn sương của nỗi nhớ. Không gian buổi chiều được bao bọc và phủ kín bởi khói sương. Giữa không gian ấy là ‘nẻo bến bờ” với những hàng lau phơ phất. Không phải cây lau, ngọn lau mà là một hồn lau rất đỗi nên thơ. Quang Dũng chỉ ghi lại cái thần, cái hồn của cảnh vật bằng một vài nét chấm phá nhưng đã cho người đọc hình dung ra được cảnh sắc nơi đây.Con người hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn tạo cho người đọc thấy được sự gần gũi, xua đi cái hoang sơ của ngoại cảnh. Thiên nhiên và con người đều được khắc họa trong vẻ đẹp hài hòa, cân đối và còn cho thấy được hình ảnh con người luô làm chủ được thiên nhiên.Có thể thấy rằng, đoạn thơ trên là những dòng hoài niệm vô cùng sâu sắc của tác giả về đêm liên hoan ấm tình quân dân. Đồng thời tác giả cũng kéo người đọc nhập cuộc với một miền kí ức không thể quên được. Cách sử dụng ngôn từ của Quang Dũng rất đỗi mộc mạc giản dị nhưng lại giàu chất thơ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK