Trang chủ Địa Lý Lớp 6 1. Em hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện và những...

1. Em hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp ứng phó với hiện tượng động đất và núi lửa. 2. Hãy nêu những đặc điểm về chuyển động tự quay quanh trục

Câu hỏi :

1. Em hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp ứng phó với hiện tượng động đất và núi lửa. 2. Hãy nêu những đặc điểm về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và những hệ quả nó sinh ra là gì? 3. Hãy nêu tên các dạng địa hình chính trên bề mặt Trái Đất và đặc điểm chính của từng dạng địa hình đó. 4. Khoáng sản là gì? Theo phân loại thì có mấy nhóm khoáng sản? Tên các nhóm. 5. Nêu các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất và đặc điểm của chúng. (thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào? Hướng thổi ở mỗi bán cầu là gì?

Lời giải 1 :

Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân, biểu hiện và những biện pháp ứng phó với hiện tượng động đất và núi lửa?

Nguyên nhân: (này là mình làm động đất trước nha^^)

-Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

Biểu hiện:

-Mực nước giếng thay đổi, nổi bong bóng; động vật hoảng loạn tìm nơi trú ẩn hay mặc đất rung chuyển,..

Biện pháp ứng phó:

+Chui xuống gầm bàn hoặc gầm giường,.. nếu có động đất mạnh thì sơ táng khỏi nơi có động đất mạnh.

Nguyên nhân của núi lửa:

+ Núi lửa phun trào thường do hoạt động của các mảng kiến tạo, đôi khi chúng xuất hiện từ các điểm nóng bên dưới mảng kiến tạo.

Biểu hiện:

+Núi lửa trước khi dâng trào thì nó sẽ tỏa khói trước đó ít nhất 1 tuần, cho nên khi thấy hiện tượng này thì nên rời xa. (mình chỉ pít có nhiu đây à UnU )

Biện pháp ứng phó:

+Không đến gần khu vực phun trào.
 +Ở trong nhà và tránh các khu vực nằm trong
hướng gió nếu có dự báo phun tro.
 +Di tản nếu được các nhà chức trách khuyên.
+Phải biết vị trí các kênh sông và suối khi di
tản.


Câu 2:Hãy nêu những đặc điểm về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và những hệ quả nó sinh ra là gì?

+Trái Đất tự quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66°33.

+Thời gian Trái Đất quay quanh trục là từ Tây Sang Đông.

-Hệ quả:

+Sự luân phiên ngày đêm.

+ Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

Câu 3: Hãy nêu tên các dạng địa hình chính trên bề mặt Trái Đất và đặc điểm chính của từng dạng địa hình đó.?

Các dạng địa hình chính trên bề mặt Trái Đất theo mình nghĩ là:

-núi
-bình nguyên (có nghĩa giống vùng đồng bằng nha^^)
-cao nguyên

Đặc điểm chính của từng dạng địa hình:

-Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định.

-Bình nguyên hay đồng bằng là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp tương đối bằng phẳng, độ cao so với mực nước biển không quá 500m và độ dốc không quá 5°

-Cao nguyên: Là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500m

Câu 4: Khoáng sản là gì? Theo phân loại thì có mấy nhóm khoáng sản? Tên các nhóm.

-Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

Có 3 nhóm khoảng sản:

+Khoáng sản năng lượng

+Khoáng sản phi kim

+Khoáng sản phi kim loại hoặc có thể gọi là khoáng sản kim loại.

Câu 5: Nêu các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất và đặc điểm của chúng. (thổi từ áp cao nào đến áp thấp nào? Hướng thổi ở mỗi bán cầu là gì?

Có 3 loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất:

+Gió Tín Phong: thổi áp cao về chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về cực thấp 0 độ.

+ Gió Đông Cực: Thổi từ áp cực 90 độ về áp thấp 60 độ Bắc

+Gió Tây Ôn Đới: thổi từ áp cao chí tuyến 30 độ Bắc và Nam về áp thấp 60 độ Bắc và Nam.

Mình chỉ pít có nhiu đây à UnU

Chúc bạn học Tốt nha^^

#Hoidap247

#Milo1010 (●´ω`●)

Thảo luận

Lời giải 2 :

1)

Vì động đất xảy ra rất bất ngờ nên chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó. Tuy nhiên chúng ta nên tìm hiểu để sẵn sàng ứng phó trước khi có động đất, giúp giảm thiểu thiệt hại và thương tích có thể xảy ra trong nhà và xung quanh nhà.

Cần chuẩn bị mọi kế hoạch khẩn cấp như: Lập một phương án ứng phó với thảm họa ở nhà và nơi làm việcXác định những vị trí tốt nhất để ẩn nấp trong nhàNhững vật dụng trong nhà như ti vi, gương, máy tính, kệ sách, tủ... nên được cố định và đặt xa giường ngủ để hạn chế nguy cơ đổ, dù đổ cũng hạn chế gây thương tích cho người. Dự phòng đèn pin, pin, rađiô, băng, thuốc... tại những vị trí thuận tiện, dễ lấy.

Định hình các vị trí trong nhà và lối thoát hiểm khi ở chung cư, nhà cao tầng; theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng, chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ. Lưu số điện thoại khẩn của cấp cứu, phòng cháy chữa cháy và các cơ quan chức năng khác để gọi yêu cầu giúp đỡ khi cần, như 114 - cứu hỏa, 115 - cấp cứu...

- Khi động đất xảy ra:

Để tránh bị thương, thậm chí mất mạng do động đất, nguyên tắc cơ bản nhất là tìm chỗ trú an toàn để tránh các vật cứng rơi vào đầu/người khi có rung lắc. Đối với những người đang ở trong nhà, có thể chui xuống gầm bàn/gầm giường, tránh xa các cửa kính, tránh di chuyển khi vẫn đang có chấn động. Chú ý bảo vệ vùng đầu bằng những vật dụng sẵn có như chăn, gối hay lấy tay che đầu… Nếu đang nấu ăn cần khóa ngay van bình gas. Dùng đèn pin soi thay vì diêm, bật lửa, nến... vì dễ gây hỏa hoạn.

Định vị trí những người thân trong nhà để có thể cứu hộ nhanh chóng.

Trong trường hợp đang ở ngoài đường cần dừng xe ở lề đường, lánh nạn ở những bãi đất trống, tránh khu vực đông đúc; tránh xa các tòa nhà cao tầng, tường cao, gầm cầu, đường dây điện, cột điện... Nếu đang ở trong sân vận động hay rạp hát cần ngồi yên cho đến khi hết chấn động mới di chuyển ra ngoài theo trật tự. Khi ở gần bờ biển cần phải di chuyển xa bờ biển bởi động đất có thể gây ra sóng thần.

Bình tĩnh, không hốt hoảng, không chen lấn lên nhau, hoặc do tường đổ, đồ đạc đè khi di chuyển.

Động đất thường kèm theo dư chấn. Những dư chấn thường không lớn nhưng cũng có thể gây tác hại. Cần chủ động biết để không hoảng sợ.

Sau khi động đất xảy ra: Nếu nhà bị hư hỏng hay vị trí hiện tại có thể gây nguy hiểm, cần di chuyển đến khu lánh nạn. Trong khi di chuyển cần tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo. Tuyệt đối không được dùng thang máy vì có thể bị kẹt do mất điện. 

2)Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất sinh ra những hệ quả gì?Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục dẫn đến hệ quả là mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối. ... – Khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. – Diện tích được Mặt Trời chiếu sáng gọi là ngày. – Diện tích nằm trong bóng tối gọi là đêm.

3)

các dạng địa hình

cao nguyên, bình nguyên(đồng bằng),đồi

4)

- Khoáng sản là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác và sử dụng.

- Trong lớp vỏ Trái Đất, các nguyên tố hóa học chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ và rất phân tán. Khi chúng tập trung với một tỉ lệ cao thì gọi là quặng.

 Dựa vào công dụng, khoáng sản được chia ra làm 3 loại:

+ Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt ->phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.

+ Khoáng sản phi kim: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi.. ->phát triển công nghiệp luyện kim.

+ Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, titan, crôm, đồng, chì, kẽm… ->sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ.

5)

Gió: Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp.

Có 3 loại gió chính : 

- Gió Tín Phong : thổi từ áp cao chí tuyến 30o Bắc và Nam về cực thấp 0o

- Gio Tây ôn đới : thổi từ áp cao chí tuyến 30o Bắc và Nam về áp thấp 60o Bắc và Nam

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK