1. Câu chủ đề của văn bản: Nhớ nhé, luôn đúng giờ và đừng để thời gian trôi qua vô nghĩa.
2, Cách thể hiện rõ nhất đó là luôn đúng giờ trong mọi cuộc hẹn, chính xác trong giờ giấc
3,
Bởi vì khi ta trân trọng quỹ thời gian của chính bản thân mình thì ta sẽ học cách quản lý thời gian sao cho thật hiệu quả cũng như làm chủ được cuộc sống của chính bản thân mình. Đó chính là cách mà chúng ta tự tôn trọng chính bản thân và cuộc sống bản thân. Cùng với đó, khi chúng ta tôn trọng những người xung quanh và quỹ thời gian của họ thì đó cũng là lúc mà ta tôn trọng họ, vì ta không muốn họ phải mất thời gian vì mình và họ cũng có quỹ thời gian riêng. Vì thế, tôn trọng quỹ thời gian của những người xung quanh chính là tôn trọng họ.
4,
Bài học mà em rút ra được đó chính là luôn đúng giờ trong mọi cuộc hẹn, tiết kiệm thời gian, không bao giờ trì hoãn hay "cao su", không lề mề, không sai hẹn để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh và chất lượng công việc chung.
---
PHẦN II LÀM VĂN
1.
Tác giả Trương Hán Siêu (?-1354) có tự là Thăng Phủ, quê ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, nay thuộc thị xã Ninh Bình. Ông là môn khách của Trần Hưng Đạo và là người có học vấn uyên thâm, cương trực, được vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. Tác phẩm Phú sông Bạch Đằng được viết khoảng 50 năm sau khi cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên giành thắng lợi tốt đẹp. Bài phú không chỉ thể hiện lòng yêu nước mà còn thể hiện niềm tự hào dân tộc về truyền thống về truyền thống anh hùng bất khuất và đạo lý nhân nghĩa. Đồng thời, bài phú cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp: khẳng định và đề cao vai trò của con người cùng đạo lý chính nghĩa. Trong đó, đoạn mở từ đầu cho đến "tiêu dao" đã thể hiện được cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sắc trên sông Bạch Đằng.
Trong đoạn trích mở này, hình tượng nhân vật khách có thể được hiểu là phân thân của chính tác giả. Tác giả dường như phân thân với mục đích của một cuộc dạo chơi thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí của đất nước. Trong đoạn này, những địa danh được nói đến bao gồm: địa danh lịch sử lấy từ trong điển cố Trung Quốc như: sông Nguyên, sông Tương, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng. Tất cả những địa danh này cho thấy tác giả đang đi qua một cuộc dạo chơi bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng và học bác uyên thâm của chính mình. Bên cạnh đó, những dịa danh của đất Việt được tác giả nhắc tới bao gồm: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. Từ đây, ta có thể hình dung được rằng, nhân vật khách là người có vốn hiểu biết phong phú, yêu thiên nhiên tha thiết, có tâm hồn khoáng đạt và có hoài bão lớn lao. Mặt khác, ta cũng có thể hình dung cảnh sắc thiên nhiên trên sông Bạch Đằng mang vẻ đẹp đa dạng. Đó là vẻ đẹp vừa hoành tráng, hùng vĩ, vừa trong sáng nên thơ nhưng cũng vừa ảm đạm, hiu hắt. Từ đó, tâm trạng của nhân vật khách vừa phấn khởi tự hào nhưng cũng vừa buồn đau, nuối tiếc.
Tóm lại, đoạn mở của văn bản Phú sông Bạch Đằng đã thể hiện được cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sông Bạch Đằng, đó là sự xen lẫn giữa phấn khởi tự hào và nuối tiếc. Từ đó, đoạn trích cũng góp phần thể hiện được niềm tự hào và truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK