Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Câu 11: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau,...

Câu 11: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? A.Năng lòng xót liễu vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. B.Cỏ non xanh rơn c

Câu hỏi :

Câu 11: Các từ “hoa” trong những câu thơ sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc? A.Năng lòng xót liễu vì hoa Trẻ thơ đã biết đâu mà dám thưa. B.Cỏ non xanh rơn chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. C.Đừng điều nguyệt nọ hoa kia Ngoài ra ai lại tiếc gì với ai. D.Cửa sài vừa ngỏ then hoa Gia đồng vào giử thư nhà mới sang. (Nguyễn Du - Truyện Kiều) Câu 12: Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” có nghĩa là gì? A.Vua Lê nhất định thống nhất đất nước. B.Ý chí thống nhất đất nước của vua Lê. C.Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước. D.Ý chí trứơc sau như một của vua Lê. Câu 13: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người? A.Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B.Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C.Thân chinh cầm quân ra trận. D.Sai mở tiệc khao quân. Câu 14: Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều? A.Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện. B.Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi. C.Có nghệ thuật dẫn chyện hấp dẫn. Câu 15: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì? A.Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng. B.Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ. C.Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ. D.Gới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ. Câu 16: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau? A.Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính. B.Vì Thúy Vân đẹp hơn Thuý Kiều. C.Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều. D.Vì tác giả muốn đề cao Thuý Vân. Câu 17: Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều? A.Vẻ đẹp của đôi mắt. B. Vẻ đẹp của làn da. C.Vẻ đẹp của mái tóc. D. Vẻ đẹp của dáng đi. Câu 18: Cụm từ “Nghề riêng” nói về cái tài nào của Thuý Kiều? A.Tài chơi cờ C. Tài đánh đàn. B.Tài làm thơ. D. Tài vẽ. Câu 19: Qua cung đàn mà Kiều sáng tác, em hiểu thêm điều gì về nhân vật này? A.Là người luôn vui vẻ, tươi tắn. B. Là người có trái tim đa sầu đa cảm. C.Là người gắn bó với gia đình. D. Là người có tình yêu chung thuỷ. Câu 20: Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? (0,5đ) A- Tự sự kết hợp với miêu tả ngoại hình B- Tự sự kết hợp với miêu tả. C- Tự sự kết hợp với lập luận. D- Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm.

Lời giải 1 :

Câu 11 : Các từ “ hoa ” trong những câu thơ sau , từ nào được dùng theo nghĩa gốc ?

→ B .Cỏ non xanh rơn chân trời

 Cành lê trắng điểm một vài bông hoa .

→ Chỉ những bông hoa 

Câu 12 : Tên tác phẩm  “Hoàng Lê nhất thống chí ” có nghĩa là gì ? 

→ C . Ghi chép lại việc vua Lê thống nhất đất nước .

→ Hoàng Lê nhất thống chí” là tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh , trả lại Bắc Hà cho vua Lê .

Câu 13 : Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người ?

→ A . Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp .

→ Vì Chi tiết cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp nói lên sự sáng suốt của vua Quan Trung trong việc xét đoán và dùng người .

Câu 14 : Dòng nào nói không đúng về nghệ thuật của Truyện Kiều ?

→ B  .Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi .

→ Vì Nghệ thuật của Truyện Kiều :

+ Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện

+ Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn . 

Câu 15 : Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì ?

→  B . Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng , thanh cao , trong trắng của người thiếu nữ .

→ Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” gợi tả vẻ đẹp duyên dáng , thanh cao , trong trắng của Thúy vân .

Câu 16 : Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau ?

→ C . Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều .

→ tác giả sử dụng thủ pháp đòn bẩy : Tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều .

Câu 17 : Câu thơ “Làn thu thuỷ nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp nào của Thuý Kiều ?

→ A . Vẻ đẹp của đôi mắt .

Câu thơ “ Làn thu thuỷ nét xuân sơn ” miêu tả vẻ đẹp đôi mắt của Thuý Kiều -  miêu tả mắt Thuý Kiều trong như nước mùa thu , lông mày  đẹp như nét núi mùa xuân . 

Câu 18 : Cụm từ “ Nghề riêng ” nói về cái tài nào của Thuý Kiều ?

→ C . Tài đánh đàn. 

→ Cụm từ " Nghề riêng " nói về cái tài đánh đàn của  Thuý Kiều .

Câu 19 : Qua cung đàn mà Kiều sáng tác , em hiểu thêm điều gì về nhân vật này ?

→ B . Là người có trái tim đa sầu đa cảm .

→ Kiều sáng tác cung đàn  đầy nỗi sầu thương →  người đa sầu đa cảm .

Câu 20 : Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?

→ D . Tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm .

→ Nguyễn Du kết hợp giữa các phương thức biểu đạt : tự sự kết hợp với miêu tả nội tâm để miêu tả nội nhớ thương của thúy kiều .

Thảo luận

-- https://hoidap247.com/cau-hoi/3323101 chỉ vs
-- sorry mình bận rùi

Lời giải 2 :

Câu 11:  B

Câu 12:  C

Câu 13:  A

Câu 14:  D

Câu 15:  B

Câu 16:  C

Câu 17:  A

Câu 18:  C

Câu 19:  B

Câu 20:  D

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK