Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Đánh giá được sự kế thừa, phát triển của văn...

Đánh giá được sự kế thừa, phát triển của văn minh phương Tây cổ đại so với văn minh phương Đông câu hỏi 3321754 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Đánh giá được sự kế thừa, phát triển của văn minh phương Tây cổ đại so với văn minh phương Đông

Lời giải 1 :

Bạn tham khảo nhé : 

 

Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông và phương Tây

Thứ nhất: Đối với thành tựu của văn hóa cổ đại phương Đông

– Chữ viết:

+ Ban đầu là chữ tượng hình và sau đó là chữ tượng ý.

+ Nguyên nhân ra đời chữ viết là do sự phát triển của đời sống con người cần ghi chép, lưu giữ kinh nghiệm mà chữ viết sớm hình thành.

– Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Việc tính lịch chỉ đúng tương đối nhưng nông lịch thì có ngay tác dụng đối với việc gieo trồng.

+ Thiên văn học và lịch là hai ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp, một năm có 365 ngày và chia thành 12 tháng.

– Kiến trúc: Kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babilon ở Lưỡng Hà, Vạn Lý trường thành, … là những công trình kiến trúc thể hiện sự sáng tạo về công sức lao động của con người.

– Toán học:

+ Tính diện tích các hình, số Pi = 3.16 phát minh ra số 0 của cư dân Ấn Độ.

+ Nguyên nhân ra đời là do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng tính toán,… từ đó mà toán học ra đời.

Thứ hai: Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây

– Ra đời khoa học:

+ Khoa học đến thời Hy Lạp, Roma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, định đề, tiên đề.

+ Chủ yếu các lĩnh vực: Toán, Sử và Địa lý.

– Sự xuất hiện của lịch và chữ viết:

+ Tính được một năm có 365 ngày và trái đất có hình cầu, một năm lần lượt có các tháng một tháng gồm 20 hoặc 31 ngày, riêng tháng 02 có 28 ngày. Do đó, mặc dù chưa chính xác nhưng những hiểu biết của cư dân Roma cổ đại đã rất gần với hiểu biết hiện nay.

+ Phát minh ra hệ thống chữ cái abc, lúc đầu có 20 chữ sau đó thêm 06 chữ để trở thành hệ thống chữ cáu hoàn chỉnh như ngày nay. Đây là cống hiến rất quan trọng của dân Địa Trung hải cho nền văn minh nhân loại.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Thứ nhất: Văn hóa cổ đại phương Tây

– Cư dân cổ đại Hy lạp và Roma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị, cụ thể:

+ Chữ viết: Phát minh ra hệ thông chữ cái abc lúc đầu có 20 chữ sau đó được bổ sung thêm 06 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.

+ Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa trung hải đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 hoặc 31 ngày riêng tháng 02 có 28 ngày.

+ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Milo, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông…

+ Văn học: Chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Êsin, sô-phốc, …

+ Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toán, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề. Khoa học đến Hy lạp và Roma thực sự trở thành khoa học.

– Hiểu biết khoa học đến Hy Lạp và Roma mới thực sự thành khoa học:

+ Độ chĩnh ác của khoa học đặc biệt là toán học khôn chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lý, tiêu đề, lý thuyết được thực hiện bới các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này.

+ Thể chế dân chủ cổ đại mang tính chất dân chủ rộng rãi. Tuy nhiên, đây là một thể chế chính trị dựa trên sự bóc lột nô lệ, những người alo động chủ yếu trong xã hội Địa trung hải là nô lệ thì không có quyền công dân. Đối với đông đảo quân chúng nô lệ và kiểu dân thì đó cũng là nền chuyên chính của giai cấp chủ nô.

+ Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thờ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Milo, lực sĩ ném đá, đền Pactenong, … Hơn ba vạn công nhân hợp thành đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan Nhà nước, quyết định mọi công dân việc Nhà nước.

– Thể chế dân chủ cổ địa phát triển nhất ở Aten:

+ Công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa rất lớn đối với khu vực Địa trung hải khai phá đất đai làm diện tích canh tác tăng, việc trồng trọt có kết quả cao hơn, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.

+ Địa trung hải, mỗi vùng mỗi mỏm bán đảo là một giang sơn của bộ lạc. Khi xã hội có giai cấp hình thành thì đây cũng là một nước, nước nhỏ, nghề buôn bán phát triển nên cư dân sống tập trung chủ yếu ở thành thị được gọi là các thị quốc.

– người ta không chấp nhận có vua, có 50 phường mỗi phường cử 10 người làm thành Hội đồng 500 có vai trò như quốc hội thay mặt dân quyết định mọi việc. Hàng năm, mọi công dân đều họp một lầ ở quảng trường có quyền phát triển và biểu quyết các vấn đề lớn của cả nước.

Thứ hai: Văn hóa cổ đại phương Đông

– Ở phương Đông vua là người tối cao nắm cả vương quyền và thẩm quyền. Ở Ai Cập vua được gọi là Pharaon, ở Lưỡng Hà là Enxi, ở Trung Quốc là Thiên tử.

– Các quốc gia cổ đại phương Đông do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta phải liên kết với nhau để khai phá đất đai làm thủy lợi. Một số công xã hợp với nhau lại hình thành tiểu quốc, đứng đầu gọi là vu. Mọi quyền hành tập trung vào tay vua tạo nên chế độ quân chủ chuyên chế.

– Giúp việc cho vua là bộ máy quan liêu thừa hành như quan lại, tăng lữ và quý tộc.

Sự phân hóa của xã hội cổ đại phương Đông:

– Giai cấp thống trị:

+ Quý tộc bao gồm các quan lại, thủ lĩnh quân sự, những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Tầng lớp này sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

+ Vua nắm mọi quyền hành.

– Giai cấp bị trị:

+ Nô lệ tầng lớp thấp nhất trong xã hội , họ chuyên làm việc nặng nhặc hầu hạ quý tộc.

+ Nông dân công xã là thành phần sản xuất chính trong xã hội. Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

Do nền kinh tế của các nước phương Đông chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên xã hội phương Đông phân hóa trên cơ sở một nên kinh tế nông nghiệp.

Vì sao văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông?

Từ những phân tích trên, đối với câu hỏi Vì sao văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông? Chúng ta có thể tóm tắt lại một số nguyên nhân chính như sau:

– Điều kiện tự nhiên:

+ Cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chan trời mới, họ có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nên văn hóa Thế giới.

+ Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải, vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.

– Thời gian hình thành:

Ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.

– Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài ăng sáng tạo của mình.

Như vậy, đối với câu hỏi Vì sao văn hóa cổ đại phương Tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương Đông? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số điểm về văn hóa cổ đại. Chúng tôi mong rằng những nội dung trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK