6/Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm vì:
- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất vẫn giữ nguyên độ nghiêng và hướng của trục trên mặt phẳng quỹ đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời), làm cho Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
- Nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì nóng; nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì nửa cầu đó đang là thời kì lạnh trong năm.
7/Vào những ngày 21-3 và 23-9, hai nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng mặt trời như nhau. Vì vào những ngày này, ánh sáng mặt trời vuông góc với Xích đạo lúc 12 giờ trưa.
8/23*27' B: Chí tuyến bắc
23*27' N: Chí tuyến nam
66*33' B:Vòng cực bắc
66*33' N:Vòng cực nam
9/ Ngày 22-6, ở vĩ tuyến 66°33,B nằm tại vùng được hoàn toàn chiếu sáng, do đó độ dài ban ngày là 24 giờ (ngày trắng); ở vĩ tuyến 66°33’N nằm tại vùng hoàn toàn bị khuất bóng, do đó độ dài ban đêm là 24 giờ (đêm trắng).
-Địa điểm nằm ở cực bắc có độ dài ban ngày là 24 giờ.
-Địa điểm nằm ở cực nam có độ dài ban đêm là 24 giờ.
10/- Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất:
-Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km (ở đại dương) đến 70 km (ở lúc địa)
-Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.
-Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
Vai trò của lớp vỏ Trái đất: vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.
11/
-Tác động của ngoại lực làm cho bề mặt trái đất được san bằng, hạ thấp địa hình.
-Tác động của nội lực làm cho bề mặt trái đất nâng lên gồ ghề.
=> Chính điều đó người ta mới nói rằng : “ Nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau”.
12/
-Tác hại của núi lửa:Thiêu cháy làng mạc, nhà cửa. Thậm chí còn gây ra chết người.
-Tác hại của động đất:Phá hủy nhà cửa, đường xá và làm chết người.
-Để hạn chế bớt thiệt hại do động đất gây ra, con người đã:
+Nghiên cứu và xây dựng nhà cửa chịu được những chấn động lớn.
+Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
13/
Núi già:
-Độ cao thấp, bị bào mòn nhiều
-Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
-Hình thành cách đây hàng trăm triệu năm
Núi trẻ:
-Độ cao lớn, ít bị bào mòn
-Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu
-Hình thành cách đây hàng chục triệu năm
14/
- Những nơi tập trung khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.
- Mỏ nội sinh: là những mỏ được hình thành do nội lực (quá trình măcma): đồng, chì, kẽm.
- Mỏ ngoại sinh: là những mỏ được hình thành do các quá trình ngoại lực (quá trình phong hoá, tích tụ...): than, đá vôi…
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK