Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 2: Cho đoạn thơ sau: "Em nghe thầy đọc...

Câu 2: Cho đoạn thơ sau: "Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đổ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăn

Câu hỏi :

Câu 2: Cho đoạn thơ sau: "Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đổ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Êm êm như tiếng của bà năm xưa Nghe trăng thở động tàu dừa Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời..." a. Bài thơ được viết theo thể thơ gì? b. Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ? c. Những hình ảnh nào được gợi lên qua giọng đọc thơ của thầy giáo? d. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: "Nghe trăng thở động tàu dừa" CÁC ANH CHỊ LÀM GIÚP EM VỚI Ạ! EM ĐANG CẦN GẤP!!!!

Lời giải 1 :

a. Bài thơ được viết theo thể lục bát

b. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm

c. Những hình ảnh nào được gợi lên qua giọng đọc thơ của thầy giáo?

- ''Mái chèo nghiêng mặt sông xa''

- ''Êm êm như tiếng của bà năm xưa''

- ''trăng thở động tàu dừa''

- cơn mưa giữa trời 

d. Trong câu thơ: ''Nghe trăng thở động tàu dừa", tác giả có sử dụng BPTT nhân hóa. Thở vốn là hoạt động của con người được gán cho trăng khiến cho trăng hiện lên thật sống động, có hồn. Ánh trăng tỏa sáng lung linh, trăng nghiêng vệt sáng trên tàu dừa, gió khiến tàu dừa rung rung. Cái chuyển động khẽ khàng ấy được tác giả diễn tả trong từ ''thở động''. Dường như có một sự sống đang chuyển mình trong vạn vật. Qua BPTT nhân hóa, người đọc nhận ra những rung cảm tinh tế trong tâm hồn của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK