Nghệ thuật
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
Các vấn đề nghệ thuật của bài thơ:
- Thanh và luật bằng trắc: Theo quy luật thanh và luật bằng trắc của thơ Đường, câu thứ nhất chữ thứ hai được viết theo thanh nào thì thuộc bài thơ luật đó. Do đó "Cảnh ngày hè" là bài thơ luật trắc (chữ thứ hai câu thứ nhất là thanh trắc "hóng")
- Niêm: "là cách sắp xếp các câu thơ dính lại với nhau về nhịp thanh gây sự liên lạc mật thiết về âm điệu". Theo quy tắc thơ Đường luật câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm câu 3, câu 4 niêm câu 5, câu 6 niêm câu 7, "hai câu niêm với nhau là khi chúng cùng một nhịp thanh bằng trắc. Hai câu thơ niêm với nhau khi chữ thứ hai của 2 câu thơ cùng thanh với nhau.
Bài thơ là sự kết hợp giữa những quy tắc thơ Đường luật và sự phá cách của thi nhân:
- Quy tắc:
+ Bố cục: đề (giới thiệu), thực (giải thích), luận (bàn rộng), kết (cảm tưởng, thái độ của tác giả - tình). Nói cách khác, bài thơ đã đi đúng bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (6 câu đầu tả cảnh, 2 câu cuối diễn tình)
+ Đối: "Trong một bài thơ Đường luật bát cú, đối được thực hiện ở hai câu thực(3, 4) và luận(5, 6). Bài thơ đã thể hiện được điều này:
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ - Hồng liên trì đã tiễn mùi
Lao xao chợ cá làng ngư phủ - Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
+ Vần: "ương" ở "chữ chót câu đầu và các câu chẵn" => vần chân, độc vận
"Rồi hóng mát thuở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương
Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương"
+ Nhịp: 2/2/3 theo quy tắc thơ Đường luật
"Hòe lục/ đùn đùn/ tán rợp giương"
"Lao xao/ chợ cá/ làng ngư phủ"
"Dắng dỏi/ cầm ve/ lầu tịch dương"
- Sự phá cách, sáng tạo
+ Hai câu lục ngôn mở đầu và kết thúc bài thơ là điểm nhấn nghệ thuật quan trọng và đặc sắc. Đó là câu thất ngôn bị "tỉnh lược" đi một chữ.
+ Nhịp thơ: một số câu được ngắt nhịp là 3/ 4, trong khi đó thơ Đường luật ngắt nhịp 4/3:
"Rồi hóng mát thuở ngày trường"
"Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ"
"Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
"Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng"
"Dân giàu đủ khắp đòi phương"
- Sử dụng các từ láy giàu giá trị biểu cảm và diễn đạt: "đùn đùn" (Động từ, kéo đến rất nhiều); "lao xao" (Tính từ, chỉ những âm thanh không đều), "dắng dỏi" (Tính từ, tiếng cao lanh lảnh).
- Sử dụng các động từ "giương", "phun", "tiễn" diễn tả khéo léo không chỉ sức sống của cỏ cây mà tiềm tàng sức sống mãnh liệt của người lao động và tấm lòng khao khát cống hiến sức mình cho quê hương, đất nước của thi nhân.
- Ba câu thơ 2, 3, 4 đưa sự vật lên trước, sau đó miêu tả sắc thái của sự vật nhằm làm nổi bật sự vật. Đó là một điểm nghệ thuật đặc sắc. Đồng thời, thi nhân đưa vào bức tranh ấy ba màu sắc tươi sáng "lục", "đỏ", "hồng" có sự hài hòa, cân đối.
"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương"
- Toàn bài thơ cô đọng qua từ "dân" trong câu thơ cuối: "Dân giàu đủ khắp đòi phương" thể hiễn tư tưởng nhân nghĩa, thương dân của đại thi hào. Và đó là "nhãn tự" của bài thơ.
$\text{ Nghệ thuật: }$
→ Tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ
→ Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với khẩu ngữ (lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân) nhưng lại rất giàu cảm xúc và giàu sức gợi
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK