Chào em, em tham khảo gợi ý:
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Phạm Ngũ Lão chỉ để lại hai bài thơ nhưng tên tuổi ông vẫn đứng cùng hàng những tác giả danh tiếng nhất của văn học thời Trần, của dòng văn học yêu nước. Bài “Tỏ lòng” là một minh chứng tiêu biểu cho quy luật sống còn của văn chương nghệ thuật: “quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý tinh túy, không cốt nhiều).
Hai câu thơ đầu thể hiện vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ. Hai chữ “múa giáo” trong lời dịch chưa thể hiện được hai từ “hoành sóc” của câu thơ chữ Hán: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”. Câu thơ nguyên tác dựng lên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) mà trấn giữ đất nước. Cây trường giáo ấy như phải đo bằng chiều ngang của non sông. Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ. Con người kì vĩ ấy như át cả không gian bao la. Hành động thật phi thường giữa khoảng trời đất: “khí mạnh nuốt trôi trâu”, không hề mệt mỏi: “trải mấy thu”. Làm nổi bật hình ảnh con người kì vĩ là một bối cảnh không gian, thời gian kì vĩ. Không gian mở ra theo chiều rộng của núi sông, mở lên theo chiều cao đến tận sao Ngưu sâu thẳm. Thời gian đâu phải là chốc lát mà là mấy năm rồi (kháp kỉ thu).
Có được cái tầm vóc ấy vì người tráng sĩ thời Trần vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là sự thể hiện sức mạnh của thời đại, của dân tộc:
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu
Hình ảnh “ba quân” là hình ảnh nói về quân đội nhà Trần nhưng đồng thời tượng trưng cho sức mạnh dân tộc. Thủ pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hóa sức mạnh vật chất của ba quân (Tam quân tì hổ - Ba quân dũng mãnh như hổ báo) vừa hướng tới sự khái quát hóa sức mạnh tinh thần của đội quân mang “Hào khí Đông A” (Khí thôn Ngưu - Khí thế nuốt trôi trâu). Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp giữa hình ảnh của khách quan và cảm nhận chủ quan, giữa hiện thực và lãng mạn.
Hai câu thơ sau thể hiện “nỗi lòng” của người tráng sĩ. Nỗi lòng đó là cái chí, cái tâm của người anh hùng:
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ hầu.
Chí ở đây là chí làm trai mang tinh thần, tư tưởng tích cực của Nho giáo: lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm). Quan niệm lập công danh đã trở thành quan niệm lí tưởng của nam nhi thời phong kiến. Sau này, Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất,
Phải có danh gì với núi sông.
Công danh được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai. Trả xong nợ công danh có nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ với đời, với dân, với nước. Chí làm trai ở thời bấy giờ có tác dụng cổ vũ con người với bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng hi sinh chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao - sự nghiệp cứu nước, cứu dân để cùng tròi đất “muôn đời bất hủ”. Đặt trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội lúc đó, chí làm trai có nội dung tích cực và có tác dụng to lớn.
Điều đáng quý nữa là bên cạnh cái chí còn có cái tâm của người anh hùng. Cái tâm ấy thể hiện qua nỗi “thẹn”. Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có tài mưu lược lớn như Vũ hầu Gia Cát Lượng thời Hán để trừ giặc, cứu nước. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài “Vịnh mùa thu” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm - một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Trong bài “Tỏ lòng”, nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão là chưa khôi phục được giang sơn, đất nước. Nỗi thẹn đó vừa có giá trị nhân cách, vừa cao cả, lớn lao.
“Tỏ lòng” vừa là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão, vừa thể hiện xu thế chung, tất yếu của thời đại: sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự chủ cho đất nước.
Bài thơ Luật đường ngắn gọn nhưng đạt tới độ súc tích cao bởi thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng khái quát, đạt tới bút pháp hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ. Kì vĩ ở hình tượng không gian, thời gian. Kì vĩ ở tầm vóc, tư thế con người, ở khí thế ba quân. Với bút pháp nghệ thuật hoành tráng, bài thơ đã thể hiện được hào khí thời đại Đông A - một trong những thời đại hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK