Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Câu 7: Trình bày tác động của quá trình nội...

Câu 7: Trình bày tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Câu 8: Trình bày khái niệm núi lửa. Nguyên nhân sinh ra núi lửa? Câu 9

Câu hỏi :

Câu 7: Trình bày tác động của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. Câu 8: Trình bày khái niệm núi lửa. Nguyên nhân sinh ra núi lửa? Câu 9: Trình bày các khái niệm : Núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên.

Lời giải 1 :

Câu 7:
- Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti.

- Các quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân huỷ các chất phóng xạ, năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,...

- Các quá trình nội sinh thể hiện ở quá trình tạo núi, hiện tượng núi lửa phun trào, động đất,... Kết quả là hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề.

- Quá trình ngoại sinh là các quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất với nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ mặt trời.

- Các quá trình ngoại sinh thể hiện ở sự phá huỷ đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác thông qua nước chảy, gió thổi, băng hả, sóng biển và hoạt động sống của sinh vật.

- Quá trình ngoại sinh làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất, hình thành nên các dạng địa hình độc đáo và có xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất.
Câu 8:
Quá trình tạo núi là kết quả tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lục sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).
Câu 9:
-Khái niệm về đồi và núi là rất tương đối, không có chuẩn mực nào để phân biệt cả. Nếu nói là đồi nhỏ hơn núi thì cũng không hẳn, Ở quên tôi,Đắk Nông, đồi còn to và cao hơn cả núi ở một số vùng đồng bằng. 
Có thể giải thích thế này, đồi thường là kết cấu đất chủ yếu, tầng đất sâu, còn núi thì kết cấu tầng đất nông, lõi đá. 
Thực tế bạn hãy liên tưởng giữa gọi cái bát và cái tô vậy, cái bát to đôi khi còn to hơn cả cái tô nhỏ ấy chứ. Cách gọi chỉ là tương đối và do thói quen hay kinh nghiệm trực qua mà gọi thôi.. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 7 :

- Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi: Nội lực và ngoại lực là hai lực có tác động ngược nhau chúng xảy ra song song và đồng thời tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 8 :

khái niệm núi lửa : là quá trình phun trào và tích tụ

Nguyên nhân sinh ra núi lửa : do các mảng kiến tạo va chạm hoặc tách rời.

Câu 9 :

khái niệm núi : Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.

khái niệm đồi : Đồi là một dạng địa mạo được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi. Đá mẹ thường là loại chịu ảnh hưởng mạnh của phong hóa như đá trầm tích cơ học, magma. Đồi thường có độ dốc nhỏ, thoải và có lượng tàn tích cơ học cao đẫn đến sự có mặt phổ biến của các loại cây và sinh vật.

khái niệm đồng bằng :  Vùng đồng bằng hay bình nguyên là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m và độ dốc không quá 5°.

khái niệm cao nguyên : Cao nguyên là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK