Câu 1:Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó có mối quan hệ:
A.tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
C. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó tăng.
D. chỉ tỉ lệ khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó giảm.
Giải thích: Khi thay đổi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn thì cường độ dòng điện chạy qua dây
dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
Câu 2:Nội dung định luật Ôm là: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn
A. tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
C. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu
Giải thích: Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỷ
lệ nghịch với điện trở của dây.
Câu 3: Điện trở suất của một vật liệu có giá trị bằng điện trở của một dây dẫn hình trụ làm bằng vật
liệu đó, có:
A.Chiều dài 1 m tiết diện đều 1cm2 .
B. Chiều dài 1m tiết diện đều 1m2.
C. Chiều dài 1m tiết diện đều 1mm2 .
D. Chiều dài 1mm tiết diện đều 1mm2
Giải thích: Điện trở suất của một vật liệu có giá trị bằng điện trở của một dây dẫn hình trụ làm bằng
vật liệu đó có : Chiều dài 1m, tiết điện $1m^{2}$
Câu 4: Khi dịch chuyển con chạy của biến trở, ta có thể làm thay đổi
A. tiết diện dây dẫn của biến trở.
B. điện trở suất của chất làm dây dẫn của biến trở.
C. chiều dài dây dẫn của biến trở.
D. chiều dòng điện chạy qua biến trở.
Giải thích: Khi dịch chuyển con chạy hoặc tay quay của biến trở thì chiều dài dây dẫn của biến trở sẽ
thay đổi.
Câu 5: Trên một bếp điện có ghi (220V – 1000W). Phát biểu nào sau đây sai?
A. 220V là hiệu điện thế định mức của bếp điện.
B. 220V là hiệu điện thế lớn nhất, không nên sử dụng bếp ở hiệu điện thế này.
C. 1000W là công suất định mức của bếp điện.
D. Khi bếp sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì công suất tiêu thụ của bếp là 1000W.
Câu 6: Cho hai bóng đèn: bóng 1 loại 220V - 40W và bóng 2 loại 220V - 60W. Tổng công suất điện
của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp nào dưới đây?
A.Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 220V.
B. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 220V.
C. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào nguồn điện 110V.
D. Mắc song song hai bóng trên vào nguồn điện 110V.
Giải thích: Tổng công suất điện của hai bóng đèn bằng 100W trong trường hợp mắc song song hai
bóng trên vào nguồn điện 220V.
Câu 7-Trên một bóng đèn có ghi (12V– 6W) . Chọn câu phát biểu đúng
A. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 2A.
B. Cường độ dòng điện lớn nhất mà bóng đèn chịu được là 0,5A.
C. Cường độ dòng điện tối thiểu mà bóng đèn sáng được là 2A..
D. Cường độ dòng điện qua đèn khi đèn sáng bình thường là 0,5A.
Giải thích: $P=UI^{}$ ⇒ $I=^{}$ $\frac{p}{u}$ = $\frac{6}{12}$ $= 0,5A^{}$
Câu 8: Trong công thức P = I2.R, nếu tăng gấp đôi điện trở R và giảm cường độ dòng điện 4 lần thì
công suất:
A. tăng gấp 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng gấp 8 lần.
D. giảm đi 8 lần.
Câu 9: Điện năng chuyển hóa chủ yếu thành nhiệt năng trong hoạt động của các dụng cụ và thiết bị
điện nào sau đây?
A. Máy khoan, máy bơm nước, nồi cơm điện.
B. Máy sấy tóc, máy bơm nước, máy khoan.
C. Mỏ hàn, bàn là điện, máy xay sinh tố.
D. Mỏ hàn, nồi cơm điện, bàn là điện.
Câu 10: Hai điện trở R1 = 4Ω và R2 = 6Ω được mắc song song vào cùng hiệu điện thế U, trong cùng
một thời gian thì:
A. R1 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R2 gấp 2 lần.
B. R1 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R2 gấp 1,5 lần.
C. R2 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R1 gấp 2 lần.
D. R2 tiêu thụ điện năng nhiều hơn R1 gấp 1,5 lần.
Câu 11: Hệ thức của định luật Jun-Lenxơ trong đó nhiệt lượng Q đo bằng calo là
A. Q = 0,24I²Rt
B. Q = 0,24IR²t
C. Q = 0,024 I²Rt
D. Q = I²Rt
Câu 12: Cho dòng điện không đổi đi qua một dây dẫn. Thời gian dòng điện qua dây dẫn tăng lên 2
lần, 3 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn:
A. tăng lên 2 lần, 3 lần.
B. tăng lên 2 lần, 6 lần.
C. tăng lên 2 lần, 9 lần.
D. tăng lên 4 lần, 9 lần.
Câu 12: Nam châm vĩnh cửu có thể hút được các vật nào sau đây?
A. Sắt, đồng, bạc.
B. Sắt, nhôm, vàng.
C. Sắt, thép, niken.
D. Nhôm, đồng, chì.
Câu 13: Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc
A. cách quấn ống dây.
B. các cực của ống dây.
C. các cực của nam châm thử.
D. chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây.
Giải thích: Chiều của đường sức từ trong ống dây có dòng điện phụ thuộc vào chiều của dòng điện
chạy qua các vòng dây.
Câu 14: Một bếp điện khi hoạt động thì số đếm của công tơ điện tăng thêm 1,5 số. Điện năng mà
bếp sử dụng là:
A. 0,15kWh.
B. 1,5kWh.
C. 15kWh.
D. 150kWh.
Câu 15: Hãy chọn phương án đúng: Đường sức từ là những đường cong:
A. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực nam đến cực bắc.
B. mà độ dày thưa được vẽ một cách tùy ý.
C. mà không liền nét, nối từ cực nọ đến cực kia của nam châm.
D. mà ở bên ngoài thanh nam châm, nó có chiều đi từ cực bắc đến cực nam.
Câu 16: Để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn đặt trong từ trường có dòng điện
chạy qua ta dùng quy tắc nào sau đây?
A.Quy tắc nắm tay phải.
B. Quy tắc bàn tay trái.
C. Quy tắc nắm tay trái.
D. Quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
~ Xin câu trả lời hay nhất ạ ~
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK