Câu 1:
a) Thánh Gióng
b) Nv chính là Gióng
c) Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giặc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đó là ý thức thường trực và cao cả của người Việt Nam trong sự nghiệp cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú bé đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
Câu 2:
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một khúc sông vắng, tự nhiên lúc kéo lưới lên thấy nằng nặng. Bụng bảo dạ: “Chắc hẳn là một con cá to đây!”. Lúc thò tay vào lưới, Thân mới biết đó chỉ là một thanh sắt, chàng vứt luôn xuống dưới nước rồi lại thả lưới ở một chỗ khác. Lần thứ hai cất lưới lên, chàng thấy nặng tay, Thận không ngờ thanh sắt vừa nãy lại chui vào lưới mình. Chàng lại cầm lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại là thanh sắt ấy, một lần nữa mắc vào lưới của chàng. Lấy làm lạ, Thận ké mùi lửa để nhìn kĩ thanh sắt hơn. Bỗng chàng reo lên một tiếng:
– A ha! Hóa ra là một lưỡi gươm!
Ít hôm sau, Thận xin gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn, chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở ngoài trận mạc để diệt lũ cướp nước.
Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy tùy tùng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, đột nhiên Lê Lợi thấy có một tia sáng lóe lên ở góc nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi tiến tới gần, thấy thanh sắt, chàng liền cầm lên xem thử thì nhận ra đó là một lưỡi gươm. Trên lưỡi gươm ấy có khắc hai chữ “Thuận thiên”. Nhưng mọi người lại không hề biết đó là lưỡi gươm thần.
Một hôm trong lúc xung trận với quân giặc, Lê Lợi và các tướng bị dồn vào thế bí, bèn tách đội hình để đánh lạc hướng, mỗi người chạy một ngả để thoát thân. Khi đi qua một khu rừng, Lê Lợi thấy trên ngọn cây đa lóe lên một ánh sáng kì lạ. Chàng trèo lên mới biết đó là một chuôi gươm có nạm ngọc sáng. Lê Lợi liền liên tưởng tới lưỡi gươm ở nhà của Lê Thận và chàng liền cất chuôi gươm vào thắt lưng và tìm đường trở về doanh trại.
Hôm sau, Lê Lợi tập hợp đông đủ nghĩa quân lại, trong đó có Lê Thận. Lê Lợi kể lại câu chuyện lấy được chuôi gươm ở ngọn đa với lưỡi gươm có khắc chữ “Thuận thiên” ở nhà Lê Thận. Khi Lê Thận thử tra lưỡi gươm vào chuôi gươm thì quả nhiên, chúng vừa vặn khớp với nhau. Mọi người thấy vậy, vui mừng khôn siết, còn Lê Thận thì nâng thanh gươm lên ngang đầu và nói:
– Đây chắc chắn là những vị thần đã giao trọng trách cho “minh công” làm nghiệp lớn, giành lại non sông gấm vóc mà quân giặc đã cướp của nhân dân ta. Chúng tôi nguyện đem hết sức mình cũng như tính mạng để theo “minh công” cùng với thanh gươm báu đánh đuổi quân giặc, khôi phục giang sơn.
Câu 3:
Mẹ em năm nay đã ngoài 30 tuổi. Mẹ em là một người hiền hậu, dễ tính. Mẹ không bao giờ đánh đập hay chửi mắng khi em mắc lỗi mà mẹ chỉ dịu dàng nhắc nhở em. Những lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng rất thấm thía đối với em. Mổi khi em đau ốm mẹ đã thức suốt đêm chăm sóc cho em. Mẹ rất bận rộn với công việc của mình, mổi buổi tối mẹ đều chuẩn bị cho công việc vào sáng ngày mai nhưng mẹ vẫn dùng ba mươi phút để giảng bài cho em. Trong gia đình em có bốn người. Mẹ em rất bận rộn cho công việc nhưng mẹ vẫn chăm sóc mọi người chu đáo và cẩn thận. Buổi sáng mẹ phải dậy sớm để nấu đồ ăn sáng cho mọi người rồi mẹ mới chuẩn bị đi làm. Đến mười giờ mẹ mới về nhà thì phải nấu cơm trưa cho cả gia đình. Bửa cơm gia đình là quan trọng nhất nên mẹ không bao giờ đi làm về muộn để bỏ lỡ bữa cơm. Sau khi ăn cơm thì mẹ mới được nghĩ ngơi được một lát rồi phải dậy để đi làm chiều. Đến 5 giờ chiều, mẹ mới về tới nhà. Sau khi ăn cơm thì mẹ lại phải làm việc, rồi đến 11 giờ mẹ mới đi ngủ. Mẹ em khi ở nhà rất thân thiện với hàng xóm. Còn khi đến công ti thì mẹ luôn đùm bọc, giúp đỡ đồng nghiệp của mình. Ai cũng yêu quý mẹ vì mẹ luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, cho giù nhà em không giàu. Nhờ có mẹ em mới có ngày hôm nay, cùng sống vui vẻ với gia đình, người thân của mình. Mỗi khi em nắm lấy bàn tay của mẹ thì em thấy bàn tay mẹ chai sần vì mẹ đã chăm sóc cho cả gia đình em. Mẹ em rất hiếm khi cười, khi thấy nụ cười của mẹ em cảm thấy thật hạnh phúc. Bố và hai anh em của em đã cố gắng giúp mẹ gánh bớt nặng nề trong gia đình. Em nghĩ rằng nếu ai có mẹ thì cũng đã biết nỗi khổ của mẹ. Còn ai không có mẹ thì em xin chia buồn bằng hành động quyên góp tiền cho những người không có mẹ.
Em rất yêu quý mẹ vì mẹ em là người thật hoàn hảo. Em phải cố gắng học thật giỏi để không làm phụ lòng mẹ và lớn lên em sẽ chăm sóc mẹ. Em căm gét những ai làm phụ lòng mẹ.
Câu 1: a) Tác phẩm: Thánh Gióng. Thể loại: Tự sự
b) Nhân vật chính: Thánh Gióng
c) Nói lên tinh thần yêu nước và chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta và nhắc nhở lũ phản quốc là ngay từ nhưng đứa trẻ mới sinh cũng đã có tinh thần yêu nước như vậy thì lũ bán nước cũng không bằng.
Câu 2( bạn tự làm nha )
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK