Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Nêu cảm nhận của em về bức tranh tứ bình...

Nêu cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong bài văn nhớ rừng "làm ngắn gọn , xúc tích là đc . Ai lm đc đúng ý mik mik vote đầy đủ nha "!!

Câu hỏi :

Nêu cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong bài văn nhớ rừng "làm ngắn gọn , xúc tích là đc . Ai lm đc đúng ý mik mik vote đầy đủ nha "!!

Lời giải 1 :

          Thế Lữ không những là người cầm lá cờ chiến thắng cho Thơ Mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới. Thế Lữ có một hồn thơ dồi dào ,đầy lãng mạn . “Nhớ rừng” là bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ và là tác phẩm mở đường cho sự thắng lợi của Thơ Mới. Tính tạo hình được thể hiện rất đặc sắc trong bài thơ đặc biệt là thông qua bức tranh tứ bình.

          Mở đầu bài thơ là bức tranh một vẽ chân dung tâm hồn hổ vào một đêm trăng đầy mơ mộng: 

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”

          Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Ta có cảm giác hổ say mồi thì ít mà say đắm vẻ đẹp huyền ảo của đêm trăng thì nhiều. Vũ trụ có trăng, lúc khuyết, lúc tròn, lúc lên, lúc lặn để rồi hổ ta không biết bao lần ngây ngẩt trước ánh trăng vàng tung tóe. Nhớ làm sao những đêm vàng đấy mộng mơ ấy! Và giờ đây nó càng quý vô ngần vì nó là đêm của tự do và ảo mộng.

          Sang bức tranh thứ hai, Thế Lữ cho chúa tể rừng xanh đối diện với sự gào thét của thiên nhiên hùng vĩ vào những ngày mưa: 

“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn 

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới”

          Chúa sơn lâm  không còn say sưa bên dòng suối. Khung cảnh ở đây có sự chuyển mình với “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Mưa giăng ngập tràn khắp lối khiến vạn vật rung chuyển và bừng lên sức sống. Chúa tể núi rừng hiên ngang, điềm tĩnh trong cái "lặng" mình, nó cảm thấy bản thân mạnh mẽ và oai hùng trong nơi nó thuộc về. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Vấn vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.

          Chỉ bằng vài nét chấm phá mà cảnh có âm thanh, có màu sắc, đường nét hài hòa, sống động. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy và bi tráng: 

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

          Đọc câu thơ ta có thể hình dung: cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên, ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình.

          Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả:

“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng 

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”

          Bức tranh này khác hẳn với ba bức tranh trên, từ màu sắc, đường nét, đến ánh sáng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc nầy cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. 

          Bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó dường như đã trùm kín cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng, như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm của quyền lực kẻ thống trị vũ trụ.

          Bốn bức tranh ấy cùng vẽ một con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau: một thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền, một nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, một lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu, một bạo chúa ngạo mạn với mặt trời. Có thể thấy bộ bức tranh tứ bình này là những bức tranh thiên nhiên đẹp một cách huy hoàng và đầy bí ẩn. Con hổ hiện lên ở trung tâm mang những dáng dấp khác nhau nhưng đều đầy uy lực. Đây cũng chính là những câu thơ xuất sắc nhất trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bn tham khảo nhek

Nhớ Rừng là tác phẩm được Thể Lư cảm nhận như một bức tranh tuyệt mĩ , tráng lệ . Có suối , có những ngày mưa , có tiếng bình minh và cả ánh mặt trời gay gắt. Tất cả đều được thể hiện qua những vần thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Nơi con hổ ngự trị ngày xưa - nơi hùng vĩ, tuyệt đẹp , đó là cánh rừng với muôn trùng cảnh đẹp : tiếng gió , giọng nguồn hét núi. Khi màng đêm buông xuống, chúa tể như thống trị cả muôn loài :

... Ta buoc chan len dong dac, duong hoang,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,

Vờn bóng âm thầm , lá gai, co sac.

Trong hang toi khi mat than da quac,

Là khiến cho mọi vật đều im hoi

Ta biết ta chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên ,không tuổi.

Ổi ! Tất cả như bừng dậy trong đêm tối .

Nhưng... giờ đây tất cả mọi vật như nằm gọn trong khung sắt này de hon của kẻ ngu tri phảng phất đâu đó bên cánh rừng kia:

'' Co biet chang trong nhung ngay ngao ngan,

Ta duong theo giac mong ngan to lon

De hon ta phang phat duoc gan nguoi

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi ! ''

Nhung tat

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK