Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say...

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống anh trăng tan? a. Khổ thơ vừa chép trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Bài thơ viết theo thể thơ

Câu hỏi :

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống anh trăng tan? a. Khổ thơ vừa chép trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Bài thơ viết theo thể thơ nào? b. Trình bày những đặc sắc nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ trên? Nêu tác dụng? c. Từ " Ta" thuộc từ loại nào và có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? d. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có một trợ từ và một câu nghi vấn không dùng để hỏi.( gạch chân trợ từ và câu nghi vấn)

image

Lời giải 1 :

a) Khổ thơ trích từ văn bản Nhớ Rừng

tác giả là Thế Lữ, bài thơ viết theo thể thơ tự do

b) 

-"Dêm vắng bên bờ suối,..."

"........uống ánh trăng tan"

⇒AD chuyển đổi cảm giác ⇒khung cảnh thơ mộng lãng mạng

-Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

lặng ngăm giang sơn đổi mới

⇒dáng của bậc đế vương đang trầm tư ngắm nhìn

giang sơn của minh vói vẻ thanh thản, hãnh diện

-Bình minh, tiếng chim:giấc ngủ tưng bừng

⇒sự vui vẻ sảng khóai của con hổ

-Lênh lán máu sau rừng, đợi chết một mạt trời gay gắt

⇒vị thế sánh ngang vũ trụ và đối chọi vói vũ trụ

⇒Diệp ngữ+câu hỏi tu từ+lời nói biểu cảm

⇒tâm  trạng nhớ nhung nhớ tiếc 1 thời oanh liệt

1 đi ko trở lại

c)Từ ta thuộc loại đại từ.

Thế Lữ mượn lời con hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán

ghét thực tại tầm thương tù túng và niềm khao khát

tự do mãnh liệt bằng vần thơ lãng mạng và khơi gọi 

lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nươc thuở ấy

Thảo luận

Lời giải 2 :

a. Khổ thơ trên trích từ văn bản " Nhớ rừng" của tác giả Thế Lữ

- Bài thơ viết theo thể thơ tám chữ

b. Nghệ thuật điệp cấu trúc : " Nào đâu....ta..."

Tác dụng : Nhấn mạnh nỗi hoài niệm của con hổ về quá khứ lẫy lừng ở rừng xanh khi chưa bị giam cầm

c. Từ " ta" thuộc đại từ . Từ " ta" đã thể hiện được bản ngã của vị chúa sơm lâm, cho dù bị giam cầm trong cũi sắt nhưng con hổ cũng không chịu khuất phục làm cái ''tôi" tầm thường mà vẫn mang cái " ta " đầy oai nghi, lẫm liệt

d. Bị giam cầm trong vườn bách thú, con hổ trong bài thơ  " Nhớ rừng " của Thế Lữ vô cùng ngao ngán  .  Trong cũi sắt, hổ buồn chán với cuộc sống thực tại bị giam hãm bao nhiêu thì nó lại càng nhớ nhung cuộc sống trong quá khứ bấy nhiêu.  trong đoạn thơ thứ ba , hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh là những kí ức  mà vị chúa tể rừng già không bao giờ quên . Tác giả đã rất thành công khi xây dựng bức tranh tứ bình tuyệt đẹp và bóng dáng hổ đầy lẫm liệt, oai nghiêm khi kiêu hùng bước lên chốn rừng ngàn trong bức tranh tứ bình.Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.Câu hỏi tu từ:" Nào đâu ..." gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng, những chiều lênh láng máu sau rừng . Tất cả những từ ngữ đó đã góp phần thể hiện tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ khi ở vườn bách thú, một tâm trạng đối lập hoàn toàn với  tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn. Tâm sự của con hổ chẳng phải cũng chính  là ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông đó hay sao ?

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK