- Thành thị thời Tây Âu giúp:
+ Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên, tự túc, tự cấp, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển vì: Vì nơi nào xuất hiện thành thị thì nơi đó có các thợ thủ công và thương gia, khi đó thì nền kinh tế đã thay đổi, mọi người sẽ trao đổi hàng hóa cho nhau, mà nền kinh tế tự cung tự cấp là không có trao đổi buôn bán nên điều này đã làm phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp.
+ Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc vì: khi xuất hiện thành thị thì lãnh chúa không có quyền hạn với tới nữa mà sẽ chịu sự quản lí trực tiếp từ vua, thành thị xuất hiện càng nhiều thì quyền hạn của các lãnh chúa càng nhỏ. Điều này sẽ khiến cho chế độ phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, xây dựng nên chế độ phong kiến tập quyền, quyền hành tập trung vào tay vua.
+ Mang lại không khi tự do, mở mạng tri thức cho mọi người, tạo tiền đề hình thành các trường đại học lớn ở Châu Âu: Vì khi xuất hiện thành thị thì mọi người có thể thoải mái làm việc đi lại mà không bị hạn chế khi ở trong lãnh địa của các lãnh chúa, điều này sẽ khiến cho việc học tập tìm người tài cho đất nước được đưa lên hàng đâu, điều đó sẽ khiến cho các trường đại học lớn được hình thành.
Cho mk 5 sao và ctrlhn nha. Thanks.
GIAO TIẾP TRONG THỰC THI CÔNG VỤ
I. TỔNG QUAN VỀ GIAO TIẾP CÔNG VỤ1. Bản chất của giao tiếp công vụ
Giao tiếp là một quá trình, giao tiếp liên quan đến việc chia sẻ thông tin hoặc cảm xúc giữa hai hay nhiều người.
Hoạt động giao tiếp luôn trong quá trình tiếp diễn, tiếp nhận thông tin mang tính hai chiều; và được thể hiện với 3 yếu tố liên quan: Thông tin, con người (người gửi, người nhận) và phản hồi.
Trong hoạt động này dựa trên các phương tiện giao tiếp nhất định: trực tiếp, hành vi, cử chỉ, từ ngữ, hình ảnh.. và theo một kênh truyền tin gián tiếp: văn bản, điện tín, thư từ, điện thoại... để có thể truyền tải được những thông tin của các bên, các đối tượng liên quan.
Giao tiếp công vụ là toàn bộ các hình thức giao tiếp được thực hiện trong bối cảnh thực thi công vụ, do các bên tham gia công vụ thực hiện và để thực thi công vụ. Giao tiếp công vụ gắn với hoạt động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo luật định, được diễn ra ở trong và ngoài công sở. Đó là những hoạt động truyền đi thông điệp là những thông tin liên quan liên quan đến chính sách, luật, quy chế, quy định... giữa cán bộ, công chức, viên chức với nhau trong cùng tổ chức hoặc với các đối tác bên ngoài, và với công dân.
2. Vai trò của giao tiếp công vụ
Giao tiếp công vụ giữ một vai trò quan trọng trong thực thi công vụ, đặc biệt là trong công cuộc cải cách hành chính và phát triển đất nước hiện nay, thể hiện ở những điểm sau:
- Giao tiếp công vụ là công vụ cơ bản hoặc là phương thức thực thi công vụ.
- Giao tiếp công vụ là công cụ kết nối giữa Nhà nước và công dân, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động thực thi công vụ.
- Nâng cao đạo đức công chức hành chính nhà nước: Thực tế hoạt động công vụ hiện nay cho thấy, sự suy giảm đạo đức trong một bộ phận cán bộ, công chức được xem như một nguy cơ đáng báo động. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, lộng hành, hách dịch, sách nhiễu, yếu kém về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, lãnh đạo, thiếu gương mẫu trong công việc, sinh hoạt… của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức các cấp thật sự đã dẫn đến làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước, bộ máy quản lý các cơ quan, tổ chức, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; càng cho thấy tầm quan trọng của văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ và trong đời sống xã hội, trong quan hệ con người.
- Nâng cao uy tín của cơ quan hành chính nhà nước: Giao tiếp công vụ là một trong những biểu hiện của đạo đức cách mạng, thông qua thái độ, hành vi của cán bộ, công chức phù hợp với tính quy định của dân tộc và tính giai cấp. Qua đó biểu hiện hình ảnh của một nền hành chính hiện đại, văn minh mang tính phục vụ cao đối với nhân dân và toàn xã hội. Nó có ý nghĩa lâu dài, mang những giá trị đạo đức đã được công nhận trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội nhất định. Giá trị đạo đức luôn được kế thừa, bổ sung, phát triển và loại bỏ. Là hình thái ý thức xã hội, song văn hóa giao tiếp công vụ có tính độc lập tương đối. Vì vậy, nó có khả năng chi phối hành vi và ý thức cán bộ công chức một cách trực tiếp và lâu dài, cho nên ảnh hưởng của nó là vô cùng to lớn đối với sự nghiệp xây dựng một nền hành chính phát triển và nhà nước pháp quyền của chúng ta.
- Góp phần thực hiện tốt bản chất của nhà nước ta là của dân, do dân và vì dân: Giao tiếp công vụ phải là nơi biểu hiện tập trung của văn hóa xã hội, văn hóa của chế độ Nhà nước; nhà nước của chúng ta, một nhà nước dân chủ. Với xu hướng phát triển đã được dự báo ở tầm xa, ở tầm chiến lược, đó là: xã hội càng phát triển kinh tế thị trường, khoa học, công nghệ càng có những biến đổi nhảy vọt với gia tốc ngày càng tăng thì cần đến những đảm bảo về văn hóa, đạo đức trên tất cả mọi lĩnh vực đời sống, các hoạt động của con người; nó tôn vinh giá trị con người như một giá trị văn hoá cao nhất, chứ nó không hề hạ thấp con người, không làm lu mờ vai trò nhân tố con người bởi sự lấn át của nhân tố kỹ thuật công nghệ. Cũng như vậy, giao tiếp công vụ cùng với trí tuệ sẽ là cội nguồn sáng tạo và hiệu quả, đáp ứng được những nhu cầu của nhân dân trong xã hội văn minh và hiện đại. Dù sự phồn vinh của xã hội có tăng lên như thế nào, dù thế giới vật chất và lối sống tiêu dùng có đến mức nào thì đạo đức, trí tuệ, nhân cách người công chức cũng không thể trở thành phương tiện bị thao túng và khuất phục. Được như vậy sẽ làm nên tính bền vững của Nhà nước ta.
c. Nguyên tắc lựa chọn tối ưu
Hoạt động giao tiếp gắn liền với quy trình cán bộ, công chức giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Trong mỗi trường hợp, cán bộ, công chức, cần phải lựa chọn phương án giải đáp cho người dân, doanh nghiệp phù hợp nhất, đúng quy định của pháp luật, hợp tình, hợp lý.
d. Nguyên tắc tôn trọng quy luật khách quan
Quy luật khách quan trong giao tiếp công vụ có thể được nhìn nhận là quy luật tồn tại sự cân đối, cân bằng, hài hòa khách quan về môi trường công vụ, sự công bằng, bình đẳng, công lý khách quan về giá trị, tinh thần, quyền lợi giữa các cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội.
4. Giao tiếp công vụ trong xu hướng phát triển hiện nay
Ngày nay chúng ta nhận thức văn hoá là động lực của sự phát triển; trước kia đương nhiên ta chưa quan niệm đầy đủ điều đó. Đề cương văn hoá năm 1943, với nhiệm vụ đã được xác định, với ba phương châm cơ bản, cũng đã chứa đựng một tiềm năng ngữ nghĩa tiên tiến, xem văn hoá là một vũ khí đấu tranh và xem phát triển lúc này là đấu tranh cho tiến bộ xã hội và cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nói đến văn hoá là nói đến giải phóng dân tộc, xã hội và con người, tức là nói đến sức mạnh nhân văn chủ nghĩa của văn hoá, thì “Đề cương văn hoá” ra đời lúc ấy, cũng mang trong nó những tiền đề, những cơ sở đầu tiên của tinh thần nhân văn xã hội chủ nghĩa.
Trong điều kiện mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chúng ta cần rút ra những điều gì đó để kế thừa “Đề cương văn hoá” theo tinh thần điều chỉnh và sáng tạo: "Một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội", "một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội", "phấn đấu cho cái chân, cái thiện, cái mỹ, tất cả đều vì sự phát triển toàn diện và vì cuộc sống của con người".
Trong quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân thì Nhà nước chỉ là bộ máy thừa hành ý chí của nhân dân, mối quan hệ giữa "Nhà nước - đầy tớ của dân" với "công dân - người chủ ", là mối quan hệ đặc biệt. Người chỉ ra rằng, nếu không có nhân dân thì chính phủ không đủ lực lượng; nếu không có Chính phủ thì nhân dân không ai dẫn đường, cho nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Trong mối quan hệ này, Nhà nước và công dân phải nương tựa vào nhau, mỗi bên đều có bổn phận phải hoàn thành tốt để cho sự "đoàn kết thành một khối" ngày càng thêm bền vững.
Trong các việc làm của Chính phủ có lợi cho dân, thì việc bảo đảm quyền lợi làm chủ của dân là việc làm có tầm quan trọng bậc nhất và có ý nghĩa rất cơ bản, làm nền tảng cho việc phát huy đầy đủ sức mạnh của lực lượng nhân dân và hiệu lực của chính quyền nhân dân. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng ta từ Đại hội VI đến Đại hội XII, đã đề ra phương châm: "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và nhấn mạnh sự cần thiết phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm ấy.
Phục vụ nhân dân, suốt đời phục vụ nhân dân, làm công bộc tận tuỵ hết lòng vì nhân dân, đó là phục tùng chân lý cao nhất và là thực hành một lẽ sống cao thượng nhất. Đây là một trong những điểm tựa vững chắc, trở thành nguyên tắc ứng xử của Hồ Chí Minh. Trí tuệ và bản lĩnh đó là phương châm cho mọi hành động trong văn hoá ứng xử của người; cán bộ, công chức cần noi theo chân lý đó.
Sự vận động hay biến động của văn hoá Việt Nam hiện nay cho ta thấy: nhiều giá trị cũ bị tan vỡ và mất đi (kể cả từ những năm đầu thế kỷ, và những năm chiến tranh). Có những cái mất đi là hợp lẽ, nhưng có những cái mất đi không hợp lẽ, nên đang có những hiện tượng phục hưng trong nhân dân. Những giá trị mới, có những giá trị đã hình thành, nhiều giá trị đang hình thành, và nhiều giá trị mới có mầm mống, chưa ổn định, chưa tạo thành một hệ thống.
Đó là sự vận động đang diễn ra sôi nổi và nằm trong sự vận động mạnh mẽ của kinh tế xã hội, nên trong tự thân nó cũng xuất hiện một số xu hướng. Những xu hướng này hình thành một cách khách quan, cần quan sát và phân tích nhiều thêm nữa mới rõ đựơc. Nếu nói một cách tổng quát văn hoá công vụ là sự phản ánh cuộc sống hiện thực thì có thể chú ý tới một đặc điểm chung nhất, đó là sự biến động về đời sống sang một phương thức sống khác: Sự chuyển động này là hệ quả của chủ trương đổi mới mà Đảng đề xướng từ 1986; hệ quả của tình hình kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường nhiều thành phần và hướng tới một hệ thống chính trị dân chủ của dân, do dân và vì dân.
Có thể dự báo xu hướng phát triển của văn hóa giao tiếp côngg vụ ở mấy điểm sau:
- Văn hoá công vụ hướng nhiều vào những giá trị chung của nhân loại: giá trị tư tưởng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ; đồng thời vẫn khẳng định mạnh mẽ bản sắc dân tộc của mình, đặc biệt hướng vào những vấn đề đạo lý làm người, tôn trọng nhân cách, phẩm giá;
- Hướng vào lý tính và khoa học nhiều hơn;
- Hướng vào sự đề cao cá tính, cá nhân, yêu cầu cá tính tự do phát triển toàn diện; giải quyết thoả đáng mối quan hệ cá nhân và cộng đồng. Đây là một trục phát triển quan trọng;
- Giao tiếp công vụ ngày càng hướng vào việc nâng cao tính phục vụ nhu cầu của mọi người, xã hội;
- Phát triển phong phú đa dạng, tinh thần khoan dung, độ lượng và nhân văn.
- Ngày càng mở rộng các hình thức giao tiếp và đa dạng hóa các kênh giao tiếp.
Để nâng cao hiệu quả quản lý theo hướng phục vụ người dân một cách tiện lợi nhất và lắng nghe dân tốt nhất, cán bộ, công chức không nên chỉ “chờ” người dân tìm đến cơ quan nhà nước mà còn cần tăng cường chủ động xuống địa bàn để cung cấp các dịch vụ hành chính gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, trao đổi, đối thoại, tiếp xúc cử tri và và trả lời chất vấn, đối thoại với đại diện quần chúng nhân dân và cơ quan báo chí; tăng cường sử dụng các hình thức thu thập thông tin phản hồi. Đồng thời thời đại thông tin kỹ thuật số giúp cho việc đa dạng hóa các kênh giao tiếp trên nền tảng đa phương tiện, qua các ứng dụng số, mạng xã hội, internet, truyền hình trực tuyến, trang thông tin điện tử...
Đó là những xu thế trong đời sống của nhân dân, cũng như trong văn hóa công vụ, những xu thế đó cũng là tất yếu. Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; vấn đề quyền làm chủ của nhân dân và vai trò, trách nhiệm của nhà nước càng có ý nghĩa rất quan trọng. Giải quyết tốt mối quan hệ này, phát huy tích cực của cả hai phía Nhà nước và công dân, chúng ta sẽ tăng thêm được sức mạnh để tiếp tục công cuộc đổi mới theo phương hướng: kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới kinh tế, xã hội với cải cách nền hành chính nhà nước ngang tầm đòi hỏi của thực tiễn trong thời kỳ mới.
- Nhìn chung, hiện nay trong xu hướng toàn cầu hoá, “vấn đề công dân” đặc biệt được chú trọng đối với mỗi quốc gia và toàn thế giới; chúng ta mong mỏi toàn thể nhân loại phải được sống trong hoà bình, tự do và hạnh phúc. Chúng ta mong cho thế giới này ngày một phồn vinh, không còn áp bức bóc lột, không thành kiến dân tộc và tôn giáo, mọi công dân của hành tinh này được sống trong không khí bình đẳng và yêu thương.
Trước xu hướng toàn cầu ấy của nhân loại, Việt Nam không ngừng hoàn thiện quyền công dân của mình trong hoàn cảnh đặc thù của xã hội Việt Nam, tiếp thu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những thành tựu tiến bộ của nhân loại[2].
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, nhu cầu và đòi hỏi giao tiếp giữa các cá nhân, thiết chế và quốc gia dưới góc độ cả song phương và đa phương ngày càng tăng. Những tình huống, hành vi giao tiếp đang đặt ra những vấn đề không chỉ còn là giao tiếp thuần túy, mà mang tính văn hóa vì những người tham gia giao tiếp thuộc các nền văn hóa khác nhau.
Xu hướng trong văn hoá công vụ nhằm phục vụ đầy đủ và tốt nhất những nhu cầu của người dân và xã hội, coi đó là những vị khách hàng “thượng đế”. Điều này đòi hỏi người cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ phải hiểu rõ nhiệm vụ của mình trước những đối tượng là người đã đóng thuế vào ngân sách nhà nước để trả lương cho mình. Khi Việt Nam hội nhập WTO cũng là lúc hơn bao giờ hết văn hoá công vụ cần được điều chỉnh, tự hoàn thiện mình, phù hợp với văn hoá giao tiếp của các quốc gia tiên tiến, đồng thời giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam.
II. CHUẨN MỰC GIAO TIẾP, ỨNG XỬ CÔNG VỤ1. Yêu cầu chung về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử
Chuẩn mực giao tiếp, ứng xử công vụ là những quy định cần tuân thủ hoặc thông lệ, quy tắc được thừa nhận chung giao tiếp, ứng xử trong hoạt động công vụ nhằm đem lại hiệu quả cao trong giao tiếp.
Trong giao tiếp, ứng xử cán bộ, công chức, viên chức cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Có năng lực quan sát đối tượng:
Khả năng định hướng ban đầu: khuôn mặt, dáng người, cách nói, điệu bộ... Người xưa đã dạy: “trông mặt mà bắt hình dong”. Chính điều này đã giúp chúng ta biết cách ứng xử với từng người
- Có khả năng biểu hiện những ý nghĩ, tình cảm, nhận thức của mình với người khác:
Làm cho đối tượng giao tiếp ngay từ đầu đã có cảm tình và đồng cảm với chúng ta. Chính điều này giúp cho con người đạt kết quả trong ứng xử.
- Tôn trọng nhân cách của người giao tiếp:
Đó là sự thiện cảm khi tiếp xúc và nhìn nhận cái tốt ở họ là cơ bản, không định kiến. Trong xã hội vị thế có thể khác nhau nhưng nhân cách là bình đẳng.
- Tự chủ trong các tình huống giao tiếp:
Có thể nói làm chủ được mình là một điều quan trọng. Trong cuộc sống hàng ngày không ai suôn sẻ. Những lúc thăng, trầm, khi thành công, thất bại hoặc bị xúc phạm thanh danh mà chúng ta không làm chủ được mình, nói năng quá lời, làm những điều dại dột thì mối quan hệ của chúng với người khác không còn như trước nữa.
Để thành công trong giao tiếp, ứng xử cần lưu ý:
- Con người ta ai cũng có nhu cầu được coi mình là nhân vật quan trọng
Nhu cầu này có trong tất cả mọi người, từ trẻ con đến người già, từ anh quét đường phố, người gác cổng kẻ ăn mày đến những người giàu có có chức, có quyền. Đây là một nhu cầu đặc trưng rất quan trọng của con người nhu cầu này giúp con người vươn lên trong cuộc sống và vị thế xã hội.
- Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
Cho mình xin hn và cảm ơn ạ:)
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK